Gia đình

Cô gái 22 tuổi đột tử vì thức khuya nhiều ngày: Lời cảnh tỉnh cho giới trẻ

Trong cuộc sống hiện đại, việc thức khuya gần như đã trở thành thói quen của hầu hết các bạn trẻ. Mỗi người một lý do, “chế độ” thức đêm khác nhau nhưng họ không biết rằng thức khuya có hại sức khỏe như thế nào?

Mới đây, thông tin cô gái 22 tuổi đột tử vi thức khuya làm việc trong nhiều ngày khiến cư dân mạng Trung Quốc không khỏi xót xa.

Được biết, cô gái này sống ở Hàng Châu, Trung Quốc, được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt sau khi thức khuya làm việc trong 4 – 5 ngày liên tục. Thật không may, cô đã qua đời vào ngày 26/7 vừa qua.

Có thông tin cho rằng, trước khi xảy ra vụ việc, cô gái này xuất hiện các triệu chứng như lạnh tay chân, tức ngực, khó chịu, cuối cùng gây viêm cơ tim và ngừng tim.

Bác sĩ cho biết, bản thân giấc ngủ có nhiều chức năng sinh lý quan trọng. Nó tham gia vào hoạt động của dây thần kinh, hoạt động nội tiết, chuyển hóa, tim mạch, mạch máu não, thần kinh giao cảm… cũng như biến đổi gen.

Thời gian ngủ quá ngắn sẽ dễ dẫn đến đột biến gen, thậm chí gây sa sút trí tuệ khi về già. Ngoài ra, nó còn khiến các dây thần kinh giao cảm hoạt động quá mức, từ đó tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não.

Cô gái 22 tuổi đột tử vì thức khuya nhiều ngày: Lời cảnh tỉnh cho giới trẻ
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Một số hệ lụy khi thức khuya thường xuyên

1.Thức khuya nguy cơ giảm thị lực, thính giác

Nhiều người có thói quen thức khuya thường xuyên nhất là giới trẻ ngày nay. Vì nhiều lý do như: học tập, ôn thi, làm việc... nhưng cũng có người thức suốt đêm để vui chơi... điều này đều gây hại cho mắt và sức khỏe.

Bởi khi thức đôi mắt của con người, phải làm việc liên tục, càng kéo dài thời gian thức, đôi mắt càng phải làm việc nhiều hơn, đặc biệt là khi thức khuya vào ban đêm. Lượng ánh sáng không đủ cộng thêm ánh sáng xanh hoặc tím từ màn hình máy tính, điện thoại và một số thiết bị thông minh khác… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều tiết của mắt, khiến mắt khô, nhức và lâu dần gây suy giảm thị lực.

Không những thế khi thức đêm muộn thính lực cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Hệ thống mạch máu phải hoạt động không ngừng, điều này gây ra căng thẳng. Số lượng máu không đủ cung cấp cho hệ thống tai và ống nhĩ gây ù tai, đau tai và suy giảm thính giác.

2.Thức khuya nguy cơ cao béo phì

Việc thức đêm thường sẽ dẫn đến không đủ giấc. Việc ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm sẽ làm quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể bị xáo trộn và mỡ thừa trong cơ thể có xu hướng tăng lên. Các mô mỡ càng ngày càng dày lên trong cơ thể và gây ra tăng cân, béo phì.

Ngoài ra, việc thức đêm muộn khiến nhiều người có xu hướng muốn ăn đêm, ăn vặt. Điều này càng làm vấn đề tăng cân trở nên khó kiểm soát hơn. Một nghiên cứu cho thấy có tới 40% số người thức khuya có xu hướng ăn đêm. Lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể quá nhiều và quá gần thời gian ngủ khiến dạ dày không kịp tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu, nếu duy trì trong thời gian dài có thể gây bệnh viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Khi thức đêm muộn khiến cơ thể con người cần nhiều thức ăn hơn để duy trì năng lượng, sự tỉnh táo để làm việc và học tập. Chính vì vậy, việc thức đêm muộn có nguy cơ tăng cân béo phì là điều dễ xảy ra.

Cô gái 22 tuổi đột tử vì thức khuya nhiều ngày: Lời cảnh tỉnh cho giới trẻ - 1

3.Thức khuya có thể suy giảm trí nhớ, tổn thương da

Ai cũng hiểu thức đêm có hại cho sức khỏe nhưng hệ lụy như nào không phải ai cũng tường tận. Thức đêm muộn thường xuyên ngoài những hệ lụy về da ( nổi mụn, sạm da, tàn nhang và nếp nhăn …) thì việc thức đêm muộn thường xuyên sẽ có thể gây suy giảm trí nhớ.

Vì từ 10-11 giờ đêm là khoảng thời gian da bảo trì và tái tạo. Nếu thức khuya thường xuyên, các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện tốt để làm việc và gây ra rối loạn. Từ đó, da sẽ dễ bị khô, kém đàn hồi, giảm độ săn chắc, xỉn màu, thâm sạm, xuất hiện mụn trứng cá, tàn nhang và nếp nhăn. Thức đêm muộn là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến mau già, nhất là đối với chị em.

Những hệ lụy quan trọng hơn là thức đêm khiến suy giảm trí nhớ. Vì thời gian ngủ là thời gian để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày hôm đó. Khi thức khuya, sẽ tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.

Theo một nghiên cứu, tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở người có thói quen thức khuya chính vì thế mà cao gấp 5 lần so với người bình thường. Thế nên hãy nhớ đảm bảo cho não bộ được nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Khi thức đêm, hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể tiếp tục duy trì trạng thái hưng phấn và đến ngày hôm sau cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Nó gây ra hiện tượng chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chính vì thế thức khuya thời gian dài sẽ gây suy nhược thần kinh, mất ngủ và nhiều triệu chứng bất lợi khác.

4.Thức khuya gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ

Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, hệ thống tim mạch cũng cần nghỉ ngơi để phục hồi lại khả năng hoạt động. Khi thức đêm muộn, không đảm bảo ngủ tối thiểu 6h/ngày sẽ khiến cho chức năng của tim mạch và tăng hơn 20% nguy cơ đột quỵ.

Khi thường xuyên thức đêm muộn não cần được tưới máu nhiều hơn, áp lực bơm máu lên não càng tăng, khiến huyết áp tăng vọt, tạo một lực tác động lên thành mạch máu não lớn quá mức và hậu quả là vỡ mạch máu não. Khi một người trẻ đột quỵ, hệ lụy về sức khỏe, tinh thần, vật chất cho chính bản thân người bệnh và những người thân là điều khó có thể đo đếm được.

Năng lực, sức khỏe và sức chịu đựng của mỗi người là khác nhau. Không phải ai thức khuya cũng đều bị đột quỵ, tuy nhiên, cơ thể cần có đủ thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo. Khi phải làm việc quá mức chịu đựng, nếu không phải đột quỵ, cơ thể cũng nhanh chóng suy kiệt, suy giảm thị lực, trí nhớ, miễn dịch; đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết…

Cô gái 22 tuổi đột tử vì thức khuya nhiều ngày: Lời cảnh tỉnh cho giới trẻ - 2

Những dấu hiệu trước khi đột tử là gì?

1. Tăng tức ngực

Thường xuyên xuất hiện tình trạng tức ngực, nhất là sau khi tham gia các hoạt động, tình trạng này sẽ nặng hơn, phải nghỉ ngơi một thời gian ngắn mới thuyên giảm. Rất có thể là bạn đã mắc bệnh mạch vành và chức năng tim đã yếu, cần đề phòng nhồi máu cơ tim.

2. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân

Không làm gì bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, đồng thời cảm thấy cơ thể phù nề và tức ngực, hầu hết những trường hợp này là do bệnh cơ tim.

3. Ngất

Nhiều bệnh nhân đột tử khi gặp nguy hiểm sẽ có dấu hiệu ngất, đa phần là do tim ngừng đập đột ngột hoặc nhịp đập chậm dẫn đến lượng máu cung cấp cho não không đủ, bệnh nhân có thể tự phục hồi sau vài giây thì không sao, còn nếu không có phản ứng gì, sau đó sẽ dẫn đến cái chết đột ngột.

Trước khi đột tử sẽ có nhịp tim chậm, điều này rất dễ bị bỏ qua, đột tử không phải là bệnh xuất hiện trong một sớm một chiều mà tích tụ lâu dài, đến một mức độ nào đó có thể không chịu được và gây ra tình trạng đột tử.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/co-gai-22-tuoi-dot-tu-vi-thuc-khuya-nhieu-ngay-loi-canh-tinh-cho-gioi-tre-tintuc837975