Gia đình

Chàng trai 25 tuổi đột tử trong đêm tân hôn, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân được chiều chuộng từ thói quen ăn uống

Do phấn khích trong ngày cưới khiến thần kinh giao cảm dưới trạng thái hưng phấn, gây huyết áp tăng cao, đẩy nhanh quá trình bong tróc và vỡ các mảng xơ cứng động mạch, cuối cùng chàng trai đã đột tử vì bị nhồi máu cơ tim.

Tiểu Lưu năm nay 25 tuổi, sống ở Tây An, Trung Quốc, mặc dù cao hơn 1m6 nhưng nặng tới 170kg. Với ngoại hình "quá khổ" như vậy, do được họ hàng làm mai mối, Tiểu Lưu cũng đã kết hôn. Điều gây sốc là ngay trong đêm tân hôn, Tiểu Lưu bất ngờ ngã xuống giường, hai tay ôm ngực, người vợ mới cưới hốt hoảng gọi gia đình đưa đi cấp cứu.

Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện huyết áp và độ bão hòa oxy trong máu liên tục giảm, tim và động mạch chủ bị tắc nghẽn diện rộng. Mặc dù được các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng Tiểu Lưu đã qua đời sau đó do bệnh nhồi máu cơ tim.

Chàng trai 25 tuổi đột tử trong đêm tân hôn, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân được chiều chuộng từ thói quen ăn uống
Ảnh minh họa

Sau khi tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình cũng như bệnh sử của bệnh nhân, bác sĩ cấp cứu cho Tiểu Lưu không ngần ngại mà nói thẳng: Lỗi là do người mẹ.

Được biết, Tiểu Lưu là con một trong gia đình, cha mất sớm, nên được mẹ hết mực chiều chuộng, dù đã 25 tuổi nhưng vẫn được mẹ bao bọc.

Từ bé Tiểu Lưu có thói quen ăn rất nhiều, do thích ăn đồ dầu mỡ nên ngày nào mẹ cậu cũng mua chân giò, thịt hầm, nội tạng động vật… để ăn. Theo giải thích của bác sĩ, việc ăn quá nhiều chất béo sẽ làm tăng lipid trong mạch máu, làm tăng độ nhớt của máu, gây xơ cứng động mạch và tắc nghẽn mạch máu.

Chàng trai 25 tuổi đột tử trong đêm tân hôn, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân được chiều chuộng từ thói quen ăn uống - 1
Thịt chân giò, nội tạng động vật... không thích hợp với người bị tim mạch. Ảnh minh họa

Giải thích về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Tiểu Lưu, bác sĩ cho biết do phấn khích trong ngày cưới khiến thần kinh giao cảm dưới trạng thái hưng phấn, gây huyết áp tăng cao, đẩy nhanh quá trình bong tróc và vỡ các mảng xơ cứng động mạch, cuối cùng dẫn đến nhồi máu cơ tim và kết cục buồn là đột tử.

Cần làm gì khi người thân có dấu hiệu nhồi máu cơ tim?

Theo các chuyên gia, đối với bản thân người bệnh, khi có dấu hiệu bệnh cần phải dừng ngay mọi công việc ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi (co đầu gối, nằm nghiêng 75 độ so với mặt đất). Buông lỏng phần vai và hai cánh tay, nhắm mắt lại và hít thở nhẹ nhàng bằng mũi, không cố hít sâu, không nín hơi để tránh bị căng thẳng và tim bị mệt, sau đó tìm đến sự trợ giúp của y tế.

Còn đối với người nhà, khi quan sát thấy người bệnh có những dấu hiệu như đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt, lạnh chân tay…, người nhà cần gọi ngay xe cấp cứu và khẩn trương đưa bệnh nhân đến BV càng sớm càng tốt.

Trong lúc chờ đợi xe cấp cứu đến, người nhà cần tiến hành sơ cứu như sau:

- Quan sát nếu người bệnh còn tỉnh thì để người bệnh nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi ở nơi thoáng đãng, trấn an nhẹ nhàng, tránh nói to hay hỏi quá nhiều vì điều này có thể làm cho người bệnh cảm thấy căng thẳng.

- Nếu người bệnh đã bất tỉnh, có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Ép tim ngoài lồng ngực: Để người bệnh nằm lên một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái của người bệnh Sau đó chồng 2 bàn tay lên và đặt trước tim (khoảng giữa 2 núm vú - khoang liên sườn 4 – 5 bên trái), dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 60 lần/phút để tăng co bóp tim.

Hô hấp nhân tạo: Đặt người bệnh nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo, kiểm tra dị vật trong miệng, rồi kê cao cổ để đầu hơi ngửa ra phía sau. Sau đó bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng của mình lấy hơi và thổi vào miệng người bệnh nhiều lần.

Theo M.H. (Giadinh.net.vn)




http://giadinh.net.vn/song-khoe/chang-trai-25-tuoi-dot-tu-trong-dem-tan-hon-bac-si-chi-ro-nguyen-nhan-duoc-chieu-chuong-tu-thoi-quen-an-uong-20200831144235483.htm