Gia đình

Cảnh báo thói quen ăn cá gây ung thư vòm họng cực nhanh, đáng tiếc lại là món ăn 'khoái khẩu' của nhiều gia đình Việt trong mùa lạnh

Thói quen ăn cá muối được nhiều gia đình Việt ưa chuộng vào mùa lạnh lại bị các nhà nghiên cứu khẳng định dễ gây ung thư vòm họng.

Vào mùa lạnh như này, những món ăn đậm đà được dịp lên ngôi. Những con cá muối được rán giòn lên và thưởng thức cũng được coi là món siêu khoái khẩu. Đây là món cá được đánh giá tốn cơm, vào mùa đông lại càng thêm ngon miệng, chắc dạ. Thế nhưng, đây lại là thói quen gây ung thư vòm họng cực nhanh, thậm chí còn bị WHO xếp vào danh sách thực phẩm gây ung thư cấp độ 1.

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ mắc ung thư vòm cao ở tỉnh Quảng Đông vào đầu những năm 1970. Sau đó đã có nhiều báo cáo về mối tương quan thuận giữa tiêu thụ cá muối với nguy cơ ung thư vòm ở Trung Quốc. Các dân tộc khác như Thái Lan, Tunisia, Hồng Kông, Malaysia và Việt Nam cũng ghi nhận báo cáo tương tự.

Cảnh báo thói quen ăn cá gây ung thư vòm họng cực nhanh, đáng tiếc lại là món ăn 'khoái khẩu' của nhiều gia đình Việt trong mùa lạnh

Điều gì làm cho cá muối trở thành yếu tố hàng đầu gây bệnh?

Chất nitrosamine trong mắm cá muối kiểu Quảng Đông là chất gây ung thư cho con người và chính thực phẩm này cũng được đánh giá là chất gây ung thư nhóm 1 do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) công nhận.

Nitrosamin có thể được tạo thành từ muối nitrit và nitrat (còn gọi là diêm tiêu, nằm trong nhóm chất phụ gia bảo quản thực phẩm). Tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa nitrit và nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày.

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối, dưa cà khú có hàm lượng nitrosamin cao.

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thói quen ăn cá muối mặn ngay từ nhỏ sẽ làm tăng rủi ro mắc ung thư vòm về sau.

Theo thông tin trên Nhịp Sống Việt, PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng (nguyên Phó giám đốc Trung tâm Ung bướu, bệnh viện Trung ương Huế) cũng cho biết, tại Việt Nam, người dân có thói quen ăn đồ muối mặn như cá muối mà không hay biết trong thực phẩm này có chứa hàm lượng nitrit rất cao. Khi vào cơ thể, thực phẩm có chứa hàm lượng nitrit cao này sẽ kết hợp với các món ăn khác tạo thành nitrosamin. Đây là chất gây ung thư rất mạnh, đặc biệt có thể gây ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày. Với những người có thói quen ăn cá muối mặn ngay từ nhỏ thì rủi ro mắc ung thư vòm họng càng tăng cao.

Cảnh báo thói quen ăn cá gây ung thư vòm họng cực nhanh, đáng tiếc lại là món ăn 'khoái khẩu' của nhiều gia đình Việt trong mùa lạnh - 1

Vào năm 2017, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) của WHO cũng xếp món cá này vào danh sách thực phẩm gây ung thư cấp độ 1. WHO đặc biệt khuyến cáo, cá muối là loại cá có nguy cơ gây ung thư cao nhất cho người ăn. Bất cứ ai muốn sống lành mạnh, tránh nguy cơ ung thư đều nên tránh ăn loại cá này.

Chính vì vậy, giới chuyên gia dinh dưỡng đều lên tiếng cảnh báo người dân không nên ăn cá muối dù đang trong thời điểm thời tiết hợp lý nhất, ăn cơm ngon miệng nhất. Thay vì ăn cá muối, bạn nên ăn những loại cá được bảo quản lành mạnh hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vòm?

Hầu hết lý do thúc đẩy người bệnh ung thư vòm họng (NPC) đến gặp bác sĩ là họ nhận thấy một khối u hoặc hạch bất thường ở cổ. Nguyên nhân là khi ung thư lan đến các hạch bạch huyết ở cổ, sẽ làm chúng sưng to lên.

Các triệu chứng có thể khác của bao ung thư vòm gồm:

Nghe kém, ù tai, đau hoặc cảm giác đầy tức trong tai (đặc biệt chỉ ở một bên);

Nhiễm trùng tai tái đi tái lại;

Nghẹt mũi hoặc tắc mũi hoàn toàn;

Chảy máu cam;

Nhức đầu;

Đau mặt hoặc tê vùng mặt;

Khó há miệng;

Nhìn mờ hoặc nhìn đôi…

Nếu bạn bị viêm một bên tai và bạn chưa từng bị nhiễm trùng tai trước đó, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nội soi kiểm tra vòm họng.

Cảnh báo thói quen ăn cá gây ung thư vòm họng cực nhanh, đáng tiếc lại là món ăn 'khoái khẩu' của nhiều gia đình Việt trong mùa lạnh - 2

Chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Khi theo dõi bệnh phát hiện các triệu chứng với tính chất đặc trưng được nêu ở trên thì nên đi khám và tầm soát ung thư vòm họng. Khi đi khám cần nói rõ các triệu chứng đặc biệt là các triệu chứng phân biệt liên quan đến ung thư vòm họng để bác sĩ dễ dàng hơn trong việc phát hiện và đưa ra chỉ định điều trị.

Thăm khám

Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát từ đầu tới cổ để kiểm tra xem các hạch. Sau đó, người khám được đề nghị há miệng ra để thăm khám các cơ quan trong miệng như lưỡi, vòm họng.

Nội soi họng

Sử dụng các dụng cụ nội soi chuyên dụng để phát hiện các bất thường trong vòm họng. Khối u phát triển lớn thường gây ra tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh, làm các tế bào này sưng lên. Nội soi cổ họng có thể giúp phát hiện vị trí và kích thước khối u.

Chụp X-Quang

Từ hình ảnh chụp X-quang có thể xác định các chi tiết liên quan đến khối u như kích thước, hình dạng và mức độ tác động tới các mô mềm. Ngoài ra, để giúp xác định chính xác hơn, các chỉ định chụp CT cắt lớp, siêu âm có thể được đưa ra.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/canh-bao-thoi-quen-an-ca-gay-ung-thu-vom-hong-cuc-nhanh-dang-tiec-lai-la-mon-an-khoai-khau-cua-nhieu-gia-dinh-viet-trong-mua-lanh-tintuc806226