Gia đình

Bé 13 tuổi sốc phản vệ nguy kịch sau khi ăn cua, tôm: Lời cảnh báo của bác sĩ khiến mọi người thêm hãi hùng

Sau 1,5 giờ ăn tôm, cua, bé gái 13 tuổi liền nổi mẩn ngứa, đi ngoài rồi dần hôn mê, phù mạch ở mắt, co thắt vùng khí quản, thở rít...

Theo Tiền Phong đưa tin, phòng khám đa khoa Hùng Vương - Chân Mộng tiếp nhận nữ bệnh nhân 13 tuổi trong tình trạng hôn mê, nổi ban toàn thân (ban dị ứng), phù quincke mắt, nghe có co thắt vùng khí quản, thở rít, M 90l/ph, HA 110/70mmHg.

Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, bé có ăn cua và tôm, sau ăn khoảng 1,5 tiếng bệnh nhân xuất hiện mẩn ngứa ít tay chân kèm có đi ngoài số lượng ít, tự uống 2 viên Loperamide nhưng không đỡ, sau đó bé bị mẩn ngứa lan rộng toàn thân, lơ mơ gọi hỏi không trả lời, đại tiểu tiện không tự chủ.

Bé 13 tuổi sốc phản vệ nguy kịch sau khi ăn cua, tôm: Lời cảnh báo của bác sĩ khiến mọi người thêm hãi hùng
Bé gái 13 tuổi sốc phản vệ sau ăn tôm, cua. Ảnh: BVCC

Ngay lập tức bệnh nhân được các bác sĩ xử trí theo phác đồ chống sốc phản vệ, thuốc Adrenalin, methylpresnison, kháng histamin.

Sau khi được cấp cứu và hồi sức tích cực, bệnh nhân qua cơn nguy kịch và được chuyển lên khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện đa khoa Hùng Vương để tiếp tục điều trị.

Chia sẻ với báo Dân Sinh, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, sốc phản vệ qua đường ăn uống có nhiều biểu hiện đa dạng từ nhẹ đến nặng.

"Một số người có biểu hiện sốc phản vệ với biểu hiện ngoài da như da mẩn đỏ, ngứa, phù nề mặt mũi, chân tay, mồm miệng. Nhiều người bị sốc phản vệ nặng hơn có thể xuất hiện bỏng nước, loét da, bong trợt da…", vị chuyên gia cho hay.

Chuyên gia khẳng định: "Khi ăn uống bất cứ một loại thực phẩm nào, nếu thấy những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người, sưng phù môi, mắt và biểu hiện lặp lại mỗi lần ăn thì chắc chắn đã bị dị ứng với loại thực phẩm đó. Tốt nhất nên đi khám để được tư vấn và tìm hiểu dị nguyên gây dị ứng, tránh ăn vào lần sau".

Bé 13 tuổi sốc phản vệ nguy kịch sau khi ăn cua, tôm: Lời cảnh báo của bác sĩ khiến mọi người thêm hãi hùng - 1
Khi ăn uống bất cứ một loại thực phẩm nào, nếu thấy những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người, sưng phù môi, mắt và biểu hiện lặp lại mỗi lần ăn thì chắc chắn đã bị dị ứng với loại thực phẩm đó. Ảnh minh họa: Internet

Bất cứ một thực phẩm nào cũng có thể gây phản ứng dị ứng, trong đó nhóm thực phẩm xếp vào loại dễ gây dị ứng gồm: lạc, tôm, nhộng, cóc, sữa bò, hải sản… "Không ăn bất cứ loại thức ăn nào bạn từng dị ứng vì phản ứng lần sau có thể nặng hơn, gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng", BS Dung cho hay.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh: "Gặp dị ứng, sốc phản vệ qua đường ăn uống cũng có biểu hiện nặng nề chẳng kém sốc phản vệ do thuốc nên cần hết sức cẩn trọng. Sốc phản vệ nếu không được sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể gây tử vong đột ngột".

Bé 13 tuổi sốc phản vệ nguy kịch sau khi ăn cua, tôm: Lời cảnh báo của bác sĩ khiến mọi người thêm hãi hùng - 2
Gặp dị ứng, sốc phản vệ qua đường ăn uống cũng có biểu hiện nặng nề chẳng kém sốc phản vệ do thuốc nên cần hết sức cẩn trọng. Ảnh minh họa: Internet

Vậy làm thế nào để sơ cứu khi bị sốc phản vệ đúng cách? Theo chuyên gia, bạn cần nắm rõ những bước sơ cứu ban đầu sau:

- Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị vật nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi, đồ ăn thức uống…).

- Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.

- Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/be-13-tuoi-soc-phan-ve-nguy-kich-sau-khi-an-cua-tom-loi-canh-bao-cua-bac-si-khien-moi-nguoi-them-hai-hung-tintuc840035