Gia đình

Bà mẹ 52 tuổi bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung, sau khi tìm hiểu thì tất cả "ngã ngửa" vì nguyên nhân không ngờ tới

Trong cuộc trao đổi với bác sĩ, cô cho biết mình không có thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày, tại sao lại bị ung thư cổ tử cung?

Cô Triệu 52 tuổi, ở Hàng Châu vừa nghỉ hưu cách đây 2 năm, còn chồng cô qua đời trong một vụ tai nạn ô tô vài năm trước. Kể từ đó, cô một mình nuôi con trai. Hiện tại cậu con trai đã có gia đình riêng, cô Triệu chính thức sống một mình, bắt đầu cảm thấy cô đơn. Để bản thân không nhàn rỗi, cô Triệu mỗi ngày đều đến quảng trường khiêu vũ, thứ nhất là để tập thể dục, thứ hai là để được gặp gỡ nhiều bạn bè trò chuyện.

Bà mẹ 52 tuổi bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung, sau khi tìm hiểu thì tất cả "ngã ngửa" vì nguyên nhân không ngờ tới
Ảnh minh họa.

Đột nhiên sau một thời gian ngắn, cô Triệu phát hiện bản thân có kinh nguyệt trở lại, trên quần lót xuất hiện vết máu, cô Triệu còn tưởng cơ thể đang "trẻ lại", nhưng không ngờ tình trạng ra máu kéo dài hơn 10 ngày không ngừng, lúc này cô mới đến Bệnh viện phụ sản Hàng Châu để kiểm tra.

Kết quả kiểm tra khiến cô Triệu bị sốc, bác sĩ chẩn đoán cô mắc ung thư cổ tử cung, và bệnh đang ở giai đoạn cuối. Cô Triệu vô cùng hoảng sợ, không thể tin được. Trong cuộc trao đổi với bác sĩ, cô cho biết mình không có thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày, tại sao lại bị ung thư cổ tử cung?

Người con trai ở bên cạnh cuối cùng cũng nói sự thật cho bác sĩ: Mặc dù bà mẹ đã 52 tuổi nhưng vẫn làm "chuyện ấy". Hóa ra kể từ khi chồng mất, nhiều người đàn ông đã cầu hôn cô Triệu, cô cũng đã qua lại với nhiều người đàn ông, nhưng vì nghĩ đến tâm trạng của con trai, cô Triệu chưa bao giờ thiết lập quan hệ chính thức với họ. Chỉ là sau những lần "yêu đương" này đã khiến cô Triệu bị nhiễm virus HPV, virus phát triển trong cơ thể cô nhiều năm, không ngờ cuối cùng tiến triển thành ung thư cổ tử cung.

Bác sĩ nhắc nhở, ung thư cổ tử cung không tự nhiên mà đến, 3 dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung, phụ nữ cần phải chú ý.

1. Tiết dịch âm đạo bất thường

Bà mẹ 52 tuổi bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung, sau khi tìm hiểu thì tất cả "ngã ngửa" vì nguyên nhân không ngờ tới - 1
Ảnh minh họa

Bình thường phụ nữ mỗi ngày đều tiết dịch âm đạo, có vai trò bôi trơn và kháng khuẩn. Đồng thời dấu hiệu này cũng là thước đo sức khỏe của phụ nữ, nếu là dịch tiết trong suốt, không màu thì chứng tỏ cơ thể khỏe mạnh, nhưng nếu có màu vàng xanh, như bã đậu phụ, chảy nước… thì có khả năng tử cung đã bị bệnh.

2. Quần lót có mùi hôi

Khi thay quần lót, nếu không thấy có mùi hoặc mùi thoáng qua, thì có nghĩa là cơ thể tương đối khỏe mạnh. Nếu có mùi hôi khó chịu, bạn có thể ngửi thấy cả khi qua lớp quần ngoài, hoặc các tổn thương ở cổ tử cung được cơ thể hấp thụ, gây viêm nhiễm thứ phát, phát ra mùi tanh.

3. Chảy máu sau khi mãn kinh

Một dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung là chảy máu không đều, biểu hiện thường là chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt, sau mãn kinh hoặc sau kiểm tra phụ khoa, nguyên nhân là do cổ tử cung bị tổn thương và không thể hồi phục, nên rất dễ nhầm lẫn với kinh nguyệt không đều.

Nếu cổ tử cung có vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới mà còn nguy hiểm đến tính mạng, mất đi quyền làm mẹ. Vì vậy, phụ nữ cần quan tâm đến sức khỏe cổ tử cung.

Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung

1. Tiêm phòng vắc-xin HPV

Trong giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi, bạn nên tiêm vắc-xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngừa HPV trong vòng 6 tháng đến 1 năm.

2. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý

Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại các nguy cơ gây bệnh ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng. Đặc biệt các loại thực phẩm giàu vitamin E, A, C và canxi chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư. Đồng thời có một chế độ nghỉ ngơi, vận động thể dục, thể thao hợp lý cũng sẽ góp phần phòng tránh ung thư.

3. Không quan hệ tình dục bừa bãi

Bà mẹ 52 tuổi bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung, sau khi tìm hiểu thì tất cả "ngã ngửa" vì nguyên nhân không ngờ tới - 2
Ảnh minh họa

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư cổ tử cung chính là bị lây virus HPV qua đường quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục bừa bãi và không biết cách phòng tránh rất có thể sẽ sớm bị nhiễm virus HPV.

4. Không lạm dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai vẫn thường được chị em phụ nữ sử dụng như một biện pháp tránh thai hiệu quả trong trường hợp cấp bách. Thế nhưng, nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó bao gồm việc gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5. Giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Bà mẹ 52 tuổi bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung, sau khi tìm hiểu thì tất cả "ngã ngửa" vì nguyên nhân không ngờ tới - 3
Ảnh minh họa

Viêm nhiễm phụ khoa nếu không chữa trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung, vì thế bạn hãy chú ý:

- Vệ sinh âm đạo theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Tuyệt đối không dùng vòi sen hay thụt rửa không đúng cách.

- Không mặc quần lót quá chật vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến "cô bé".

Trong thời gian hành kinh nên cẩn trọng hơn trong vấn đề vệ sinh. Tuyệt đối không quan hệ tình dục khi đang có kinh nguyệt vì tử cung của bạn sẽ yếu và dễ bị viêm nhiễm trong khoảng thời gian này.

6. Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung ban đầu hầu như không có triệu chứng gì. Vì thế, sàng lọc sớm là cách tốt nhất để phát hiện và chữa ung thư cổ tử cung kịp thời.

Theo Hà Vũ (Pháp Luật & Bạn Đọc)




https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ba-me-52-tuoi-bi-mac-benh-ung-thu-co-tu-cung-sau-khi-tim-hieu-thi-tat-ca-nga-ngua-vi-nguyen-nhan-khong-ngo-toi-162210704073450836.htm