Gia đình

Ai cũng dùng nước lã nấu cơm mà không biết dùng loại nước này để nấu có thể ngừa ung thư, đột quỵ

Trà và lúa là 2 loại cây trồng truyền thống, bạn không thể ngờ rằng kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau lại có thể phòng ngừa bệnh tật một cách thần kỳ.

Nấu cơm bằng nước trà đã có từ lâu đời

Cơm nấu nước trà có nguồn gốc từ các sách y học cổ và truyền thống dân gian của Trung Quốc. Trong cuốn sách về y học "Bản thảo thập di" thời nhà Đường (Trung Quốc) có ghi: nấu cơm với nước trà giúp cơ thể mảnh mai, giảm mỡ, trị bệnh...

Vân Nam là quê hương của trà, cũng lưu truyền câu ca dao rằng: "Cơm ngon khi nấu với nước trà, muốn vui thì bước lên đồi hái hoa". Điều này cho thấy dùng nước trà nấu cơm là một nét văn hóa ẩm thực có từ lâu đời.

Ai cũng dùng nước lã nấu cơm mà không biết dùng loại nước này để nấu có thể ngừa ung thư, đột quỵ
Nấu cơm bằng nước trà đã có từ lâu đời.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nấu cơm với nước trà có thể khiến hương vị của trà và cơm bổ sung cho nhau, hương thơm của trà có thể giúp cơm ngọt và ngon hơn, tinh bột của gạo có tác dụng bù lại vị đắng và chát của trà. Điều tuyệt vời nhất là nấu cơm với nước trà có công dụng khử nhờn, làm sạch miệng, ăn bớt ngán và ngăn ngừa bệnh tật.

Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học, ăn cơm nấu với nước trà có thể phòng và chữa được 4 loại bệnh

1. Phòng ngừa bệnh tim mạch

Polyphenol trong trà là chất chính trong trà, chiếm 70 - 80% lượng nước chiết xuất. Các thí nghiệm khoa học đã chứng minh rằng polyphenol trong trà có thể tăng cường khả năng phục hồi của các mao mạch, ngăn các thành mao mạch bị vỡ và chảy máu.

Hơn nữa, polyphenol trong trà có thể làm giảm cholesterol trong máu và ức chế quá trình xơ vữa động mạch. Vì vậy, người trung niên và cao tuổi thường xuyên ăn cơm nấu với nước trà có tác dụng làm mềm mạch máu, hạ lipid máu, phòng chống các bệnh tim mạch.

Ai cũng dùng nước lã nấu cơm mà không biết dùng loại nước này để nấu có thể ngừa ung thư, đột quỵ - 1
Những người khó tiêu ăn cơm nấu với nước trà sẽ giúp tiêu hóa tốt.

2. Ngăn ngừa đột quỵ não

Một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ là do cơ thể sản sinh ra lipid peroxide làm cho thành mạch máu mất đi tính đàn hồi, chất axit tannic trong trà có tác dụng ức chế sản xuất lipid peroxide nên có tác dụng phòng ngừa đột quỵ rất hiệu quả.

3. Hỗ trợ tiêu hóa

Trà có chứa các hợp chất thơm, có thể hòa tan chất béo trong thức ăn, đồng thời các chất phenolic trong trà có thể đi vào cơ thể thúc đẩy sản xuất các enzym tiêu hóa. Vì vậy, những người khó tiêu ăn cơm nấu với nước trà sẽ giúp tiêu hóa tốt.

4. Ngăn ngừa bệnh răng miệng

Florua có trong trà là chất không thể thiếu và quan trọng trong ngà răng. Nếu một lượng nhỏ florua có thể liên tục xâm nhập vào mô răng, có thể tăng cường độ dẻo dai và khả năng kháng axit của răng và ngăn ngừa sự xuất hiện của sâu răng.

Cách nấu cơm với nước trà

Ai cũng dùng nước lã nấu cơm mà không biết dùng loại nước này để nấu có thể ngừa ung thư, đột quỵ - 2
Thường xuyên ăn cơm nấu nước trà, chú ý kết hợp với thực phẩm giàu protein và chất sắt như sữa, trứng, thịt nạc, đậu, các loại hạt, nấm, vừng, rau tươi và trái cây.

Phương pháp: Ngâm từ 1-3g lá trà khô với 500ml-1000ml nước sôi, hãm từ 4-9 phút, lấy một miếng gạc lọc sạch bã, lấy nước nấu cơm.

Những vấn đề cần chú ý:

- Không nên cho quá nhiều trà, có thể làm át mùi thơm của gạo.

- Không sử dụng trà qua đêm.

- Thường xuyên ăn cơm nấu nước trà, chú ý kết hợp với thực phẩm giàu protein và chất sắt như sữa, trứng, thịt nạc, đậu, các loại hạt, nấm, vừng, rau tươi và trái cây.

Các loại trà khác nhau có thể chữa bệnh khác nhau

1. Mỡ máu cao: Nấu cơm với nước trà phổ nhĩ

Ai cũng dùng nước lã nấu cơm mà không biết dùng loại nước này để nấu có thể ngừa ung thư, đột quỵ - 3

Trà phổ nhĩ rất giàu statin và có tác dụng chống peroxy hóa lipid, có thể làm giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp...

Trà phổ nhĩ rất giàu statin và có tác dụng chống peroxy hóa lipid, có thể làm giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp, cholesterol toàn phần và triglyceride trong máu người, đồng thời có thể làm tăng hàm lượng lipoprotein tỷ trọng cao trong máu người.

2. Đường huyết cao: Nấu cơm với nước trà ô long

Các polysaccharide trà trong trà ô long cải thiện chức năng chống oxy hóa của cơ thể và tăng cường hoạt động của glucokinase gan, có thể làm giảm sản xuất gluconeogenes và glycogen, do đó làm giảm lượng đường trong máu lúc đói. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấu cơm với trà ô long có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng ở bệnh nhân tiểu đường và thúc đẩy quá trình phục hồi cân nặng của người bệnh.

3. Cao huyết áp: Nấu cơm với nước trà khổ đinh (trà đắng)

Trà khổ đinh chứa saponin, axit ursolic, flavonoid, hợp chất selen, axit amin, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà Khổ đinh có thể làm tăng đáng kể lưu lượng máu mạch vành của tim người, cải thiện khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy, có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với chứng thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính do tuyến yên sau gây ra, và có thể làm tăng lưu lượng máu não và giảm mạch máu não. Từ đó tăng sức đề kháng, giảm huyết áp đáng kể.

Theo Vũ Hà (Pháp Luật & Bạn Đọc) 




http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ai-cung-dung-nuoc-la-nau-com-ma-khong-biet-dung-loai-nuoc-nay-de-nau-co-the-ngua-ung-thu-dot-quy-162202011180753384.htm