Gia đình

5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn gừng tươi và đây là cách dùng gừng tốt nhất ai cũng cần biết

Gừng chứa đựng cả hai giá trị dinh dưỡng và y tế, vừa là thuốc vừa là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng hơn.

Từ xưa đến nay, gừng luôn được sử dụng như loại thuốc dân gian có tác dụng giữ ấm cơ thể, giảm viêm họng, ổn định đường tiêu hóa, giảm buồn nôn, giảm khó chịu dạ dày và các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm.

Y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh những kinh nghiệm dân gian của các nước châu Á về sử dụng gừng làm thuốc. Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy gừng có thành phần hóa học phức tạp chứa zingiberene, phellandrene, xeton, gừng, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan... nhiều loại vật liệu, làm cho nó đa năng hoạt động sinh học.

Đối với các bà nội trợ, gừng là một trợ thủ đắc lực giúp không chỉ giảm bớt mùi của thực phẩm mà còn giảm bớt nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm.

Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Trong đó, gừng được khuyến cáo không dùng trong 5 trường hợp sau:

5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn gừng tươi và đây là cách dùng gừng tốt nhất ai cũng cần biết
Ảnh minh họa

Không dùng cho người bị cao huyết áp

Nước gừng rất tốt đối với người có huyết áp thấp, nhưng với người huyết áp cao chỉ dùng gừng để ngâm chân chứ không nên uống vì rất nguy hiểm. Người huyết áp cao nếu uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp đang lên cao, sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng dương quá ngưỡng và gây hưng phấn. Người dùng có thể bị cường huyết áp, gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...

Không dùng cho người bị say nắng, sốt cao

Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt. Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.

Với những người có dấu hiệu sốt cao thì tuyệt đối không ăn gừng, vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

Không dùng khi bị đau dạ dày

Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.

Ngoài ra, người bị bệnh gan bệnh sỏi mật, bị trĩ hay bị xuất huyết cũng không nên ăn nhiều, vì nếu ăn gừng thì tình trạng bệnh sẽ bị nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Gừng có thể giúp các mẹ bầu cải thiện triệu chứng buồn nôn do ốm nghén. Nhưng với phụ nữ mang thai trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

Người bị mất ngủ tránh dùng vào buổi tối

Nhiều người uống nước gừng để chữa bệnh mất ngủ nhưng càng uống, bệnh mất ngủ càng trở nên trầm trọng. Nguyên nhân là bởi họ đã uống nước gừng vào buổi tối.

Theo các chuyên gia, vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm quy luật sinh lí. Do vậy, ngay kể cả người bình thường, nếu uống nước gừng vào buổi tối cũng sẽ mất ngủ, chưa nói đến người mắc bệnh mất ngủ kinh niên.

Thời điểm tốt nhất để ăn gừng

5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn gừng tươi và đây là cách dùng gừng tốt nhất ai cũng cần biết - 1
Ảnh minh họa

Trong dân gian Trung Quốc thường truyền nhau câu: "Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín". Câu nói này cũng đủ nói lên tác hại của việc ăn quá nhiều gừng vào buổi tối.

Nguyên nhân là do vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng sẽ giúp dương khí bốc lên, thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa.

Ngược lại, đến lúc nửa đêm, âm khí thịnh phát, dương khí co lại, ăn gừng lúc này sẽ vi phạm quy luật sinh lý. Điều này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự trao đổi chất trong cơ thể.

Ăn bao nhiêu gừng là đủ

Trung bình một người lớn chỉ nên hấp thụ không quá 5 gram gừng mỗi ngày. Phụ nữ có thai chỉ nên hấp thụ dưới 2,5 gram gừng mỗi ngày.

Nếu bị bệnh tiêu hóa, không nên hấp thụ quá 1,2 gram gừng mỗi ngày.

Nếu dùng gừng để giảm cân, phụ nữ không nên dùng nhiều hơn 1 gram mỗi ngày.

Theo M.H (Giadinh.net.vn)




https://giadinh.net.vn/song-khoe/5-nhom-nguoi-duoc-khuyen-cao-khong-nen-an-gung-tuoi-va-day-la-cach-dung-gung-tot-nhat-ai-cung-can-biet-20210209175806122.htm