Gia đình

4 bộ phận là 'huyết mạch' của trẻ em, cha mẹ dù tức giận đến đâu cũng không nên đánh

Nhiều bậc cha mẹ biết rằng đánh con là không tốt nhưng họ không thể kiềm chế được bản thân khi nổi nóng. Tuy nhiên, cơ thể trẻ nhỏ vẫn còn rất mỏng mạnh, có một số bộ phận rất dễ bị tổn thương, dù tức đến mấy cũng không thể đánh đập, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.

Chị Phương Phương có một cậu con trai 6 tuổi. Điểm số trên lớp của con trai chị không đạt yêu cầu khiến chị rất đau đầu. Chị đã thay đổi công việc của mình với hy vọng có thể giúp các con làm bài tập về nhà thường xuyên nhưng đứa trẻ thực sự không hứng thú với việc học.

Bộ phận là “huyết mạch” của trẻ em, cha mẹ dù tức giận đến đâu cũng không nên đánh
Bộ phận là “huyết mạch” của trẻ em, cha mẹ dù tức giận đến đâu cũng không nên đánh

Có lần, đứa trẻ không làm bài tập về nhà, khi về nhà, cậu vứt cặp sách sang một bên và bật TV lên xem. Chị Phương yêu cầu con tắt tivi đi nhưng đứa trẻ ngoảnh mặt như điếc và không hề đứng dậy. Ông bà nội thương cháu trai nên thuyết phục chị để con ăn xong rồi học bài. Vốn dĩ cậu bé không có biểu hiện tốt, chị đã rất khó chịu, giờ thấy con lại không nghe lời, ông bà lại chiều chuộng, chị Phương rất tức giận nên đã thẳng tay tát vào tai con.

Nhưng không ngờ sau đó, cậu bé bảo bị đau tai. Gia đình khi nghe thấy đã rất hoảng sợ và nhanh chóng đưa đến bệnh viện khám. Khi bác sĩ biết được tường tận của sự việc, ông đã rất tức giận và nói với chị rằng không nên đánh vào mặt và tai của đứa trẻ, nếu không sẽ dễ làm tổn thương thần kinh và ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Nghe xong, chị Phương vô cùng hối hận, chị không bao giờ tưởng tượng được sự nóng nảy nhất thời của mình lại gây ra tác hại lớn đến trẻ con như vậy, đồng thời cô cũng nhận ra đánh con không phải là hình thức giáo dục tốt.

chăm con, đánh con, trẻ em, huyết mạch trẻ em, bộ phận không nên đánh

Những bộ phận là “huyết mạch” của trẻ em, cha mẹ dù tức giận đến đâu cũng không nên đánh

Đầu

Đầu là bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể của một người. Nó mang những chức năng quan trọng. Nó là một hệ thống thần kinh trung ương quan trọng của cơ thể con người và cũng kết nối với các hệ thống thần kinh khác. Không nên đánh vào đầu trẻ một cách dễ dàng, nếu không sẽ dễ gây tổn thương dây thần kinh. Khi đánh vào đầu trẻ, ít nhất sẽ gây chóng mặt, chấn động và làm giảm chỉ số thông minh của trẻ, không tốt cho việc học tập và cuộc sống của trẻ.

Mông

Tôi tin rằng nơi thường xuyên nhất mà nhiều trẻ em bị đánh đòn là mông. Người lớn luôn cảm thấy rằng việc đánh đòn ở đây ít ảnh hưởng nhất vì mông nhiều thịt, không dễ bị đau. Nhưng trên thực tế, bộ phận này đầy rẫy những dây thần kinh. nên khi bị đánh quá mạnh vào mông, trẻ sẽ bị tác động mạnh về thể chất, làm mông bị thâm tím, thậm chí gây xuất huyết, tuần hoàn máu kém, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ. Hơn nữa, đánh đòn trẻ dễ dẫn đến tụ máu quanh mông, máu chảy không thông, trường hợp nặng có thể bị viêm nhiễm hoại tử. Ngoài nỗi đau bằng da, bằng thịt, nó còn làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ.

chăm con, đánh con, trẻ em, huyết mạch trẻ em, bộ phận không nên đánh

Phía sau gáy

Sau gáy có rất nhiều dây thần kinh, là nơi rất nhạy cảm, tập hợp các bộ phận chính trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Nếu trẻ bị đánh quá mạnh tay vào phía sau đầu, trẻ có thể phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như tổn thương não, tụ máu não, chảy máu não... Vì vậy dù có giận đến mấy, cha mẹ cũng không nên chạm vào bộ phận này của con.

Mặt và tai

Nhiều bậc cha mẹ sẽ vặn tai con mình hoặc tát con khi chúng tức giận, nhưng họ không biết rằng những hành vi này có rất nhiều tác hại. Hai bộ phận này rất mỏng manh, trên tai có rất nhiều mao mạch. Nếu cha mẹ quá mạnh tay dễ khiến trẻ bị chảy máu tai. Màng nhĩ trong tai thường rất mỏng và dễ bị vỡ ra dưới tác động của ngoại lực. Véo tai và tát vào mặt trẻ có thể làm thủng màng nhĩ và khiến trẻ bị điếc.

chăm con, đánh con, trẻ em, huyết mạch trẻ em, bộ phận không nên đánh

Thực ra khi còn nhỏ trẻ con nghịch ngợm là chuyện bình thường. Là cha mẹ, chúng ta phải quan tâm và hiểu chúng. Khi giáo dục chúng, chúng ta phải sử dụng phương pháp khác để thay thế bạo lực. Ví dụ như trừ tiền tiêu vặt, phạt làm việc nhà,… không có hại và có thể khiến trẻ nhận thức được lỗi của mình.

Theo Dương Huyền (Công Lý & Xã Hội)

 




https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/4-bo-phan-la-huyet-mach-cua-tre-em-cha-me-du-tuc-gian-den-dau-cung-khong-nen-danh-103341.html