Gia đình

Xu hướng dinh dưỡng 2017: Bông cải, tảo và bột protein thực vật...

Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra một số xu hướng dinh dưỡng được hưởng ứng trong năm mới...

 
Loại thực phẩm dễ dàng tìm thấy trong mọi khu chợ sẽ góp phần quan trọng trong bức tranh toàn cảnh của thực phẩm siêu tốt cho sức khỏe. Bạn có thể chặt nhuyễn hoặc tách (bỏ cùi) bông cải cho vào máy xay để làm ra món gọi là “cơm” bông cải, kế đến hấp lên và trộn thành món nghiền ngon miệng. Đây là cách để ăn được nhiều rau cải mà ít calorie.
 
“Một tách cơm bông cải chứa 25 calorie, trong khi một lượng tương đương gạo lứt mang đến 215 calorie”, theo trang Health dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng Megan Roosevelt, nhà sáng lập trang HealthyGroceryGirl.com. Hoặc, chỉ cần cắt nhỏ bông cải và đặt lò để làm món hấp. Bông cải ít chất bột đường, calorie nhưng nhiều chất xơ, vitamin B, vitamin C, folate và kali. Bông cải cũng chứa hợp chất gọi là glucosinolate, được cho là có năng lực chống ung thư.
 
Xu hướng dinh dưỡng 2017: Bông cải, tảo và bột protein thực vật... - ảnh 3

Tảo và bột protein thực vật
 
Bột protein có nguồn gốc thực vật (như hoa hướng dương) đang bắt đầu thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, không chỉ dừng lại ở nhóm người ăn chay. Theo đánh giá của giới chuyên gia, protein là nguồn năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của con người, từ cung cấp dinh dưỡng cho chức năng của cơ bắp đến mô tế bào, cũng như hỗ trợ sản sinh nhiều hợp chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm các kháng thể và hormone, theo nhà dinh dưỡng học Shona Wilkinson của trang Superfooduk.com.
 
Do các nguồn protein dồi dào nhất đều tập trung trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, những người ăn chay gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực bổ sung đủ lượng protein cần thiết mỗi ngày. Để duy trì mức hoạt động tối ưu, một người trưởng thành cần tối thiểu khoảng từ 0,8 - 1 gr protein cho mỗi ký trọng lượng cơ thể. Chuyên gia Wilkinson diễn giải điều này có nghĩa là nếu trọng lượng khoảng 60 kg, thì cần từ 50 - 60 gr protein mỗi ngày. Và lượng chất này sẽ phải tăng thêm trong trường hợp các cá nhân tích cực vận động.
 
Nhà dinh dưỡng học người Anh còn tiết lộ một nguồn cung cấp chất béo từ tảo biển cho những người ăn chay. Tảo có thể cung cấp hàm lượng nhỏ các chất béo omega 3, và có thể ăn dưới dạng các miếng tảo phơi khô, canh tảo ngọt.
 
Xu hướng dinh dưỡng 2017: Bông cải, tảo và bột protein thực vật... - ảnh 5
Hạt tiger-nut

Quả dại kiểu Úc và hạt tiger-nut
 
Không phải là những thực phẩm phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, song hai loại này đáng để nhắc đến do chúng vừa được chứng minh rất có ích cho sức khỏe.
 
Theo Đài ABC News, quả dại mọc đầy dọc theo các bờ biển của nước Úc, và nhiều loại được giới ẩm thực đánh giá cao, xuất hiện trong những món sở trường của các đầu bếp danh tiếng. Những quả dại có ích như hạt keo, mận kakadu, rau thơm chanh hải đào. Trong đó, mận kakadu chứa hàm lượng vitamin C cao nhất trong thế giới thực vật, còn rau thơm chanh hải đào được cộng đồng thổ dân Úc ưa chuộng vì nhiều công dụng - từ kháng khuẩn, đa vitamin và khoáng chất (can xi, folate, vitamin A, E), cũng như tác dụng xua côn trùng.
 
Về tiger-nut, thực ra đây không hẳn là một loại hạt mà là cây rễ nhỏ sinh trưởng ở Địa Trung Hải và châu Phi. Từ thời đồ đá, người ta đã ăn loại cây này, nhưng tới gần đây nó mới tìm được chỗ đứng trong làng siêu thực phẩm. Theo đánh giá của giới chuyên gia, hạt tiger-nut chứa nhiều chất xơ, can xi, sắt, ma giê, kali.
 
Trang nzherald.co.nz dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng Cassandra Barns nhận định loại thực phẩm này còn chứng tỏ năng lực hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp giảm cân. Có thể ăn bằng cách tẩm đường như món kẹo, hoặc nghiền thành bột dùng để làm bánh (cookie, brownie) hoặc nấu nướng. Tiger-nut cũng chứa tinh bột kháng giúp duy trì trạng thái no lâu, đồng thời giảm số lượng calorie hấp thụ từ thực phẩm trong ngày.
 
Theo Tụ Yên (Thanh Niên Online)