Gia đình

Những thứ trong bếp bẩn hơn cả bồn cầu

Nếu bạn cho rằng bồn cầu vệ sinh là nơi bẩn nhất trong nhà, hãy nghĩ lại. Với sự kết hợp của thực phẩm, độ ẩm, nhiệt độ, nhà bếp mới chính là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

Nếu bạn cho rằng bồn cầu vệ sinh là nơi bẩn nhất trong nhà, hãy nghĩ lại. Với sự kết hợp của thực phẩm, độ ẩm, nhiệt độ, nhà bếp mới chính là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

Theo Health Me Up, nhiều nghiên cứu cho thấy miếng bọt biển bẩn hơn bồn cầu vệ sinh tới 200.000 lần. Miếng bọt biển được sử dụng để rửa bát đĩa, nên có chứa nhiều vi khuẩn như E.Coli, những lỗ nhỏ thấm hút chất bẩn và nước trên miếng bọt biển tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và rất khó để khử trùng.

Để ngăn chặn ô nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn, hãy rửa miếng bọt biển hàng ngày bằng xà phòng và nước nóng hoặc có thể cho vào lò vi sóng khoảng 2 phút mỗi ngày.

2. Bồn rửa bát

Khi bạn rửa thực phẩm, đặc biệt là thịt, các vi trùng từ thực phẩm có thể bám vào hai bên bồn, lưới lọc và đường ống thoát nước.

Hàng ngày, bạn nên dành 1-2 phút cọ rửa sạch bồn rửa bát với xà phòng sau khi sử dụng.

3. Các loại tay cầm, công tắc

Hầu hết mọi người có thói quen lau chùi các bề mặt lớn như mặt bàn, kệ bếp, sàn nhà… nhưng lại bỏ qua những vị trí nhỏ hơn như tay nắm tủ lạnh, tay nắm cửa hay công tắc đèn. Chính những vị trí này lưu trữ nhiều vết bẩn và vi khuẩn. Hơn nữa, mỗi ngày bạn chạm vào chúng nhiều lần, nhất là khi tay đang bẩn. Điều đó sẽ khiến các mầm bệnh và vi trùng sẽ truyền từ tay bạn sang chúng và ngược lại.

Để giữ các vị trí này luôn sạch sẽ, hãy cố gắng lau chùi bằng miếng vải ướt hoặc xà phòng ít nhất một lần mỗi ngày.
 

Dù bạn có lau chùi thường xuyên, bàn bếp vẫn là nơi vi khuẩn tích tụ và sinh sôi nhanh chóng. Ảnh: Healthmeup.

4. Bàn bếp

Bạn có lau bàn bếp mỗi ngày thì nơi này vẫn rất bẩn. Lý do là mọi thứ bạn mua về từ thịt, rau củ, hoa quả, các loại túi đồ đều được đặt lên bàn. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng ngàn vi khuẩn tồn tại và phát triển trên bề mặt của bàn. Để giúp việc lau bàn hiệu quả hơn, bạn nên cắt thêm vài lát củ cải hoặc dưa chuột hòa vào nước để lau. Cũng có thể sử dụng một chất khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn.

5. Lò vi sóng

Các nhà khoa học cảnh báo, trong khi nhiệt độ nóng trong lò vi sóng có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn, thì nhiều loại khác vẫn có thể hoạt động, thậm chí còn phát triển nhanh hơn. Chúng sẽ xâm nhập vào thức ăn và làm giảm hệ miễn dịch khi chúng ta ăn vào.

Mỗi tuần một lần, bạn nên vệ sinh lò vi sóng bằng cách đổ một chút giấm vào rồi để nóng lên trong vòng một phút. Sau đó lau lò vi sóng bằng một miếng bọt biển sạch.

6. Tủ lạnh

Vi khuẩn và mầm bệnh có xu hướng phát triển mạnh trong bóng tối, môi trường ẩm ướt. Tủ lạnh có thể lưu trữ rất nhiều đồ ăn, đồ uống mỗi ngày nhưng là nơi lý tưởng cho các tác nhân gây bệnh và làm ô nhiễm các thực phẩm khác.

Vì vậy, bạn cần phải làm sạch chúng thường xuyên và quan trọng là tránh ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Chứa thịt và các thực phẩm tươi sống ở nơi riêng biệt, đảm bảo nhiệt độ của tủ lạnh ở khoảng 1,7-3,3 độ C để giữ thực phẩm tươi lâu.

7. Thùng rác

Dù bạn có sử dụng túi đựng rác, thức ăn và vi khuẩn vẫn có thể tích tụ trong thùng rác, đó là lý do tại sao nơi này có mùi khó chịu nếu bạn không vệ sinh. Để ngăn ngừa hiểm họa gây bệnh từ thùng rác, bạn nên khử trùng 1 lần/tuần. Điều đó cũng giúp làm sạch không khí, tránh lây lan ô nhiễm sang các khu vực xung quanh thùng rác.

8. Dụng cụ nấu ăn

Một số đồ dùng nấu ăn như thớt, dao, máy xay sinh tố có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn mọi người nghĩ. Thịt sống, rau sống là thủ phạm khiến chúng bị nhiễm các vi khuẩn độc hại. Bởi vậy, để đề phòng ngộ độc thực phẩm, bạn nên làm sạch chúng bằng nước ấm và xà phòng sau mỗi lần sử dụng.
 
Theo Phương Mai (Zing.vn)