Đời sống

Tiết kiệm riêng trước hôn nhân được gần 300 triệu, dâu mới tiêu thế nào để không bị mất lòng?

Quan hệ tài chính sau hôn nhân lúc nào cũng là chủ đề nóng được hội chị em quan tâm và chia sẻ. Đúng là mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh bởi những ai mới bước vào lối rẽ lớn nhất của cuộc đời mới thấu hiểu nỗi niềm đó.

Không ít những người vừa mới cưới buổi sáng, buổi chiều đã phải nhăn mặt cau màu vì cảnh "sống chung tài chính" mà không biết xử lý như thế nào cho được lòng lại không thiệt bản thân.

Như trường hợp mới đây nhất của chị DH cũng vậy. Trước khi lấy chồng, chị DH đã tiết kiệm được một khoản tiền phòng thân là 300 triệu. Gia đình chồng cũng không phải là khá giả nên khi cưới nhau toàn bộ số tiền tiết kiệm đã được anh chồng chị DH dùng làm chi phí sửa sang và mua đồ nội thất cho gia đình.

Khoản tiền này cũng là số tiền chị DH tích cóp được sau nhiều năm đi làm nên bản thân chị cũng khá băn khoăn khi không biết nên góp vào quỹ chung hay giữ kín để làm tiền phòng thân như hiện tại.

Cụ thể, chị DH hỏi: "Các dâu cho mình hỏi, trước khi cưới các dâu có tiền riêng thì sau khi cưới các dâu sẽ xử lý như thế nào ạ? Em có tầm 300 triệu tiền đi làm tiết kiệm, mà chồng sắp cưới em thì anh đi làm là sắm sửa hết ở nhà vì nhà anh cũng từ ngày xưa chưa xây lại, năm nay sửa lại và lắp điều hoà nên chỉ có tầm 50 triệu hơn kém. Em thì vẫn nói là em có tiết kiệm tận hơn trăm thôi chứ em không nói hết là 300 triệu. Các dâu cho em xin kinh nghiệm nên để chung 1 nguồn hay chỉ chung khoản mà em công khai ạ?".

Tiết kiệm riêng trước hôn nhân được gần 300 triệu, dâu mới tiêu thế nào để không bị mất lòng?
Băn khoăn của chị DH cũng là điều mà nhiều dâu trẻ gặp phải. Ảnh chụp màn hình.

Như hiểu sự băn khoăn của nàng dâu trẻ, rất nhiều chị em cũng đã sẵn sàng đưa ra lời tư vấn nhiệt tình. Như chị Huyền Nguyễn (hiện đang làm công sở tại Hà Nội) lựa chọn phương án không cần phải trình chồng tiền riêng của bản thân.

Team đồng tình cho rằng nên giữ để phòng thân

"Ngay cả sau khi cưới mình vẫn có thể lập sổ tiết kiệm riêng mang tên mình bằng tiền chồng đưa. Số tiền đó có thể để tiết kiệm cho con cái phòng khi ốm đau.

Nếu mình có 300 triệu như bạn, mình sẽ xem nhà bố mẹ có thiếu gì không thì sắm sửa. Mua bảo hiểm tặng ông bà, coi như là tiết kiệm. Còn lại mở sổ tiết kiệm riêng của mình. Tiền trước hôn nhân do mình quyết định. Còn chồng lấy vợ thì phải lo được tất cả các khoản liên quan đến đám cưới và có trách nhiệm nghĩ đến vợ con đầu tiên.

Bạn vẫn bảo với chồng có khoảng 1 trăm triệu thì bạn có thể nói với chồng bạn là tiền đó mua vàng cho ba mẹ trao cũng mất tầm 30 triệu vì 1 chỉ mua nhẫn để bố trao cho rể, còn 5 chỉ mua hoa tai hoặc dây chuyền hoặc kiềng cho mẹ trao cho mình. Rồi tiền phụ ba mẹ làm đám cưới cỗ bàn, rạp cưới, thuê ca sĩ, MC...

Bố mẹ đã vất vả nuôi mình rồi, nên những việc này mình có thì phụ lại bố mẹ. Bố mẹ không lấy cũng cứ lo, sau này bố mẹ có lại cho 2 vợ chồng thì mình xin như thế đẹp hơn, chồng cũng tôn trọng bố mẹ mình hơn. Bản thân mình đã làm vậy, sau này lo công việc bên chồng như nào, thì bên đẻ mình 2 vợ chồng mình cũng lo như vậy và không có phân biệt nội ngoại.

Sau cưới thì nếu chồng tự nguyện đưa hết tiền cho mình thì mình giữ, còn chồng không đưa thì cũng cần phải lấy 1 phần vì bản thân anh cũng cần có trách nhiệm đưa tiền cho mình để lo các việc chi tiêu, còn lại có thể để chồng giữ.

Tiền chồng đưa thì chi tiêu gì mình cũng cần rõ ràng. Bất kể chuyện chi tiêu to nhỏ gì cũng đều bàn bạc với nhau, có sự tôn trọng nhau. Mọi khoản chi tiêu sau này mà có ở chung với bố mẹ chồng thì cần chủ động lên tiếng cho hài hòa và được yêu quý hơn.

Như mình, mình không giữ tiền của chồng nhưng cần việc gì sẽ gọi chồng để lo việc như thế cho nhẹ đầu. Các ngày lễ phụ nữ mình biếu quà, thêm 1 - 2 triệu làm quà dưới kiểu 2 vợ chồng con biếu mẹ mua bộ đồ mới vì mỗi năm cũng chỉ có 1-2 ngày lễ Tết như thế thôi để lỡ chồng có tặng quà vợ thì mẹ cũng chồng cũng sẽ không bị tủi thân", chị Huyền Nguyễn chia sẻ.

Tiết kiệm riêng trước hôn nhân được gần 300 triệu, dâu mới tiêu thế nào để không bị mất lòng? - 1
Chị Huyền Nguyễn và quan điểm chi tiêu tiền riêng trước khi cưới.

Đồng ý với quan điểm của chị Huyền Nguyễn, chị Kim Ngân (Hà Nội) cũng cho rằng nên giữ cho bản thân là hợp lý nhất.

Chị Kim Ngân chia sẻ: "Em đi làm có tiền thì xây nhà cho bố mẹ, mua xe máy các kiểu tầm hơn trăm triệu. Nếu tính làm từ lúc còn độc thân đến lúc lấy chồng là cũng dư được khoảng 300 - 400 triệu rồi. Nhưng hai đứa em đều đang ở nước ngoài. Anh cũng không có tiền, còn nợ khoảng 300 triệu.

Nhưng nếu còn ở làm việc ở nước ngoài thì vẫn trả được hết trong vòng năm nay. Em cũng hay nói với anh là nhà em không có điều kiện, lại đông anh em nên đi làm sẽ đưa tiền cho bố mẹ để trả nợ và nuôi các em đi học. Cưới thì em phải trả nợ xong rồi làm lại từ đầu. Nếu là em có số tiền đó, cũng chẳng dại mà nói. Biết đâu được sau này chồng bỏ thì còn có ít vốn làm lại cuộc đời. Vậy nên em nghĩ đừng nói làm gì, có chăng chỉ nên góp một chút mà thôi".

Tiết kiệm riêng trước hôn nhân được gần 300 triệu, dâu mới tiêu thế nào để không bị mất lòng? - 2
Ảnh chụp màn hình.

Còn với chị Nguyễn Thị Thanh Thúy lại cho rằng, số tiền này nên chia thành 2 sổ tiết kiệm. 1 sổ 100 triệu và công khai với chồng nhưng vẫn luôn nói quyền sử dụng của cá nhân, là tài sản trước hôn nhân. 1 sổ 200 cất riêng không cho chồng biết. Ngoài ra nếu anh sửa nhà hay phòng trước khi cưới nếu có dư cũng nên góp vài triệu để mua những vật dụng cần thiết trong phòng. Làm vậy sẽ có sự chia sẻ với nhau.

Tiết kiệm riêng trước hôn nhân được gần 300 triệu, dâu mới tiêu thế nào để không bị mất lòng? - 3

Ngược lại, một số chị em vẫn cho rằng nên rành rọt trong mọi khoản chi tiêu, kể cả tiền tiết kiệm trước khi cưới

Quan điểm này đến từ chị Trần Hiền (cô dâu mới về nhà chồng được 3 tháng). Chị Trần Hiền cho biết, nếu có khoản tiền riêng lớn chị sẽ không ngần ngại công khai với chồng.

"Chị thì không giấu giếm làm gì. Bởi tất tật tiền của chồng, mình đều cầm hết. Chồng đã không có “quỹ đen” thì mình cũng không “quỹ đỏ” làm gì. Quan trọng là cầm số tiền đó chi tiêu trong nhà sao cho hợp lý, tránh mâu thuẫn vợ chồng. Mọi khoản chi tiêu đều nên rành rọt.

Phụ nữ kiếm ra tiền, cùng chồng lo cho cuộc sống gia đình thì sẽ không sợ mất tiếng nói trong gia đình. Còn nếu người chồng nào quá chi li, tính toán thì mạnh dạn chia tay thôi. Bây giờ xã hội cũng thoáng rồi, mọi người đều ủng hộ phụ nữ tìm hạnh phúc cho mình, chứ không phải cam chịu, bị dồn ép như ngày xưa", chị Trần Hiền chia sẻ.

Tiết kiệm riêng trước hôn nhân được gần 300 triệu, dâu mới tiêu thế nào để không bị mất lòng? - 4
Quan điểm trái ngược của chị Trần Hiền.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về việc chi tiêu khoản tiền tiết kiệm của bản thân trước đám cưới. Nên gộp chung vào tài khoản hai vợ chồng hay vẫn nên giữ làm của riêng?

Theo Hồng Nhung (Nhịp Sống Việt)




http://nhipsongviet.toquoc.vn/tiet-kiem-rieng-truoc-hon-nhan-duoc-gan-300-trieu-dau-moi-tieu-the-nao-de-khong-bi-mat-long-2220217321240716.htm