Đời sống

Tắm lá mùi chiều 30 Tết: Phong tục đặc trưng nhưng đại kỵ với một số người

Trong nhiều phong tục của người Việt ngày Tết, tắm nước lá mùi già vào chiều 30 Tết vẫn được nhiều gia đình duy trì cho đến tận ngày nay.

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, bên cạnh nồi bánh chưng nghi ngút khói, nồi mùi già sôi sục được nấu để làm nước tắm, tỏa hương thơm ngát khắp nhà tạo nên không khí đúng vị Tết  Việt xưa.

Lá mùi khi đun sôi sẽ tạo ra mùi thơm nồng nàn, tinh khiết, nhẹ nhàng, trong không gian, thời gian thiêng của ngày cuối năm, khi đất trời chuẩn bị giao hòa, đón một năm mới, người Việt xưa quan niệm rằng tắm nước lá mùi già sẽ trút bỏ những điều chưa toại nguyện, chưa vẹn tròn hay những nỗi buồn phiền còn vương vấn trong tâm tư, xua đi những điều không may mắn của năm cũ để đón năm mới với khởi đầu mới tốt đẹp hơn.

Nước hoa mùi không chỉ giúp cho con người chúng ta được sạch sẽ, mà nó còn giúp cho tinh thần chúng ta sảng khoái, hết mệt mỏi.

Để có một nồi nước tắm cho cả nhà, lá mùi được chọn phải là loại già đã trổ hoa, kết trái, thân mùi dần chuyển sang màu nâu tía, để cả rễ, rửa sạch, không để nát lá cho vào đun sôi. Mùi càng già tắm sẽ càng thơm.

Ngoài việc dùng để tắm, nhiều người còn nấu nước lá mùi ngày tất niên để xông nhà, cầu mong tài lộc cho năm mới vì mùi rất thơm

Tắm lá mùi chiều 30 Tết: Phong tục đặc trưng nhưng đại kỵ với một số người


Tuy nhiên, không phải ai cũng nên tắm loại nước có mùi thơm đặc trưng này. Theo đó, những nhóm người sau không nên tắm nước lá mùi đế tránh gây hại đến sức khoẻ:

- Những người mắc bệnh viêm da: Tuyệt đối không tắm nước lá mùi khi da có vết thương hở, bong tróc, nhiễm trùng hay viêm da bởi chúng có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

- Không tắm khi ăn no: Không tắm lá mùi già khi vừa ăn no vì làm mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng, ở tim, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây chóng mặt, tim đập nhanh.

- Không nên tắm khi quá đói: Không nên tắm khi bụng trống rỗng vì có thể bị suy kiệt, ngất xỉu. Không tắm trước khi đi ngủ, nhất là khi cơ thể khó chịu, mệt mỏi. Nhiệt độ nước tắm không nên quá cao vì có thể khiến gây hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu ở tim, não.

- Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ có làn da rất nhạy cảm, mong manh nên sẽ không tránh khỏi chuyện dị ứng khi tắm lá. Hạt mùi, lá mùi chứa nhiều tinh dầu nên có tính kích ứng da cao. 

- Những ai đang bị ốm: Không tắm lá mùi khi cơ thể đang không khỏe, cảm, sốt bởi điều này sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

- Những người bị thủy đậu hay sởi: Tắm khi cơ thể đang mắc những bệnh này sẽ làm tăng thời gian ủ và phát bệnh gây nguy hại cho sức khỏe.

TH (Nguoiduatin.vn)

https://kenh14.vn/phong-tuc-tam-la-mui-vao-chieu-30-tet-la-truyen-thong-cua-nguoi-viet-nhung-lai-la-dai-ky-voi-mot-so-nguoi-20220129211732765.chn




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/tam-la-mui-chieu-30-tet-phong-tuc-dac-trung-nhung-dai-ky-voi-mot-so-nguoi-tintuc807869