Đời sống

Thấy ông bố bê ghế ra đường xem tivi, nghe lý do hàng xóm phán: Muốn con học giỏi thì phải chịu!

Thôi thì hy sinh đời bố để củng cố đời con vậy, vì tương lai con em chúng ta hết mà!

Cư dân mạng Trung Quốc qua nay lại được phen xôn xao trước câu chuyện một người đàn ông ngồi xem ti vi ngay trên vỉa hè. Cụ thể, một chiếc TV LCD màn hình lớn, độ phân giải nét căng, âm thanh sống động được đặt ngay trên bồn hoa của sảnh tòa nhà khu dân cư. Phía trước là một người đàn ông trung niên mập mạp, cuộn người ngồi thu lu trên chiếc ghế nhựa nhỏ xíu, chăm chú xem bất chấp ánh mắt người qua đường.

Thấy ông bố bê ghế ra đường xem tivi, nghe lý do hàng xóm phán: Muốn con học giỏi thì phải chịu!
Người đàn ông ngồi thu lu xem ti vi ngay trên vỉa hè để xem tivi.

Hàng xóm đi qua tò mò hỏi, không ngờ lại khiến người đàn ông này bật khóc. Anh cho biết, con anh năm nay mới học lớp 1. Mẹ bé đăng ký hơn chục lớp phụ đạo khiến cháu học cả ngày lẫn đêm, cuối tuần cũng không có thời gian nghỉ ngơi.

Ở nhà anh không được xem tivi vì vợ sợ làm ảnh hưởng đến việc học của con. Hai người cãi nhau, anh phàn nàn vợ đăng ký cho con nhiều lớp quá, khiến con cái và cả nhà không có thời gian giải trí.

Sau đó, vợ anh nói: “Anh muốn xem ti vi thì ra đường mà xem". Trong lúc cơn tức vẫn đang ngập đầu, anh đã kéo ti vi ra đường để xem thật. Kể xong, người đàn ông ngồi bệt xuống đất khóc lóc thảm thiết, mọi người đều bối rối nhưng cũng lên tiếng khuyên can.

Thấy ông bố bê ghế ra đường xem tivi, nghe lý do hàng xóm phán: Muốn con học giỏi thì phải chịu! - 1
Người đàn ông tức tưởi kể chuyện mình bị "đuổi" ra đường xem ti vi.

Chuyện bất đồng quan điểm trong giáo dục con cái xảy ra ở rất nhiều gia đình. Bắt đầu từ quan niệm giáo dục dẫn đến những vấn đề lớn nhỏ khác. Như gia đình của ông bố kể trên là một điển hình. Người mẹ thì cố gắng quá sức, trong khi người bố thì không để tâm.

Đa phần mọi người đều cho rằng bà mẹ này nói đúng. Con trẻ đang làm bài tập thì các ông bố cũng không nên xem ti vi. Bởi âm thanh từ ti vi dễ khiến bọn trẻ mất tập trung, xao nhãng việc học. Tuy nhiên ông bố này cũng không phải hoàn toàn sai. Việc đăng ký cho con quá nhiều lớp đúng là gây áp lực lên cả con trẻ và cha mẹ.

Dung (Nguoiduatin.vn)