Đời sống

Người không vì mình, trời tru đất diệt: Học 5 kỹ năng của bậc thánh hiền để tiểu nhân không thể lợi dụng, lợi ích không bị cướp đi

Bài học từ các bậc cổ nhân, thánh hiền từ xưa đã dạy thì chẳng bao giờ sai, vấn đề chỉ là mỗi người hiểu được bao nhiêu kỹ năng trong từng câu lời ít ý nhiều.

Kỹ năng thứ nhất: Học cách lắng nghe

Trước hết, điều quan trọng nhất mà tất cả mọi người đều phải nghiêm túc học tập đó chính là cách lắng nghe người khác sao cho đúng và đủ. Rất nhiều người trong số chúng ta có một thói quen xấu đó chính là hay cướp lời người khác, hiểu theo lời thông tục chính là "nhảy vào mồm người khác để nói".

Họ không chỉ nói chuyện của mình, mà còn nói hết cả chuyện của người khác, không cho ai có cơ hội xen lời. Cuối cùng, cuộc đối thoại trở thành sân khấu độc thoại cho một mình họ thể hiện miệng lưỡi.

Tục ngữ đã có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Có thể thấy, ngay từ thuở xưa, cổ nhân đã hiểu được rằng, đằng sau mỗi lời nói của người khác đều cất giấu ý đồ và mục đích nhất định, chính vì thế, ngay trong quá trình nói chuyện và giao tiếp với nhau, nếu chúng ta nghiêm túc lắng nghe từng câu từng lời của đối phương thì thông qua đó, chúng ta có thể hiểu được một phần tâm lý của họ, lĩnh hội được một phần ý đồ của họ cũng như hiểu được mục đích thật sự đằng sau cuộc nói chuyện này.

Thông qua lắng nghe, chúng ta mới có thể hiểu được chính xác những gì đối phương truyền đạt và đưa ra những phản ứng phù hợp nhất để biểu đạt tư tưởng, quan điểm của bản thân. Có như vậy, hai bên mới đạt tới hiệu quả giao lưu và trao đổi tốt nhất.

Học cách lắng nghe cũng chính là chúng ta đang học cách phân tích và thấu hiểu được người khác. Vì vậy, phải không ngừng rèn luyện, kiên trì nâng cao kỹ năng này.

Vào thời điểm bất cứ sự vật, sự việc gì xảy ra, trước khi đưa ra một lời phán xét hay quyết định nào đó, chúng ta luôn phải đặt bản thân vào vị trí của sự vật, sự việc đó để suy xét, phân tích kỹ càng trên mọi góc độ.

Hãy luôn tự hỏi mình rằng: Nếu gặp chuyện như vậy, bản thân chúng ta sẽ hành xử thế nào? Bị người khác phán xét như vậy, đối phương sẽ suy nghĩ ra sao? Sự việc diễn ra như vậy sẽ đem tới hậu quả cuối cùng là gì?

Sau khi suy nghĩ kỹ từ mọi phương diện, chúng ta mới hiểu thấu bản chất của sự việc, lúc đó, những quyết định được đưa ra mới là lựa chọn chính xác nhất, đem tới hiệu quả và lợi ích cao nhất.

Giống như trong câu chuyện của bậc thánh hiền xưa, Huệ Tử từng hỏi: "Ông không phải cá, sao biết cái vui của cá?" Trang tử chỉ thản nhiên đáp rằng: "Tôi đứng trên cầu nhìn là biết." Đó chính là cái tâm luôn đặt bản thân vào hoàn cảnh người khác mà suy nghĩ.

Kỹ năng thứ ba: Nói ít làm nhiều

Người xưa có câu: "Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra". Nói nhiều thì càng dễ sai nhiều, nên trong những trường hợp cần thiết, chúng ta càng ít nói càng tốt, tránh trường hợp lời nói của mình bị xuyên tạc theo nhiều ý khác nhau, mang đến những nhân tố không thích hợp. Thay vì "nói như rồng leo, làm như mèo mửa", hãy học cách quan sát nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn và biến suy nghĩ đó thành hành động nhiều hơn.

Thông qua việc im lặng quan sát, chúng ta có thể nhận được rất nhiều thông tin khác nhau, trải qua quá trình sàng lọc để tiếp thu, cô đọng, biến chúng trở thành kiến thức cho chính mình. Nói 10 lời một ý không bao giờ có thể bằng người nói một lời nhưng ẩn giấu 10 ý bên trong.

Người không vì mình, trời tru đất diệt: Học 5 kỹ năng của bậc thánh hiền để tiểu nhân không thể lợi dụng, lợi ích không bị cướp đi

Kỹ năng thứ tư: Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói

Trước mọi biến cố cuộc đời, đừng bao giờ vội vã biểu đạt và thể hiện quan điểm cá nhân của chính mình. Khi muốn nói ra bất cứ điều gì quan trọng, nhất định phải dành ra ba phút thời gian để bản thân suy nghĩ thật thấu đáo, nhìn nhận cẩn trọng, có những phán đoán chính xác nhất, rồi mới biến suy nghĩ trở thành lời nói được bộc lộ ra ngoài.

Chính vì "cẩn tắc vô áy náy", dân gian mới truyền lại bí quyết "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" để tránh việc hành sự lỗ mãng, nói năng lung tung sinh ra những sai lầm không đáng có mà bị người khác lợi dụng.

Kỹ năng thứ năm: Dũng cảm thể hiện

Biết cách giấu tài là một loại tài năng, nhưng biết cách thể hiện sao cho người ta phải nể phục cũng là điều khó khăn không kém. Không nói thì thôi, đã nói, chúng ta phải dứt khoát gọn gàng, câu chữ thẳng thắn, không quanh co lòng vòng, không ba phải đường nào cũng được.

Phương thức nói chuyện của một người sẽ phần nào thể hiện tính cách của họ. Rất nhiều người có thói quen nhút nhát, ngập ngừng mãi không dám nói là biểu hiện của tính tình do dự, thói quen hành xử không quyết đoán trong tư duy.

Đôi khi, "nhất cự li, nhì tốc độ" là yếu tố quan trọng trong con đường thành công.

Dám thẳng thắn và can đảm để đưa ra những quyết đoán trọng đại trong lúc kịp thời nhất mới có thể đem tới hiệu quả cao nhất. Nếu không, khi cơ hội vàng mười năm có một tới trước mặt, bản thân lại không đủ dũng cảm để giành lấy thì lấy đâu ra sức mạnh để thành công?

Theo Phương Thúy (Trí Thức Trẻ)

Xem thêm: