Đời sống

Kết hôn không được cho tiền sính lễ, mẹ chồng ốm vợ yêu cầu thuê người chứ không chịu chăm sóc: 'Tôi lấy chồng chứ không phải bán thân!'

Hình ảnh người bố há hốc mồm khi lần đầu nhìn thấy con gái xinh đẹp trong bộ váy cưới: 'Người yêu công chúa nhất mãi mãi là quốc vương!'

Qua lời anh chồng kể thì hành vi của người vợ có vẻ rất quá đáng nhưng cư dân mạng tinh ý đã nói ra vấn đề nghiêm trọng hơn giữa họ.

Không phải tự nhiên mà nhiều người sợ hãi hôn nhân. Khi còn yêu đương tán tỉnh, người ta có thể nhẫn nhịn nhau mọi thứ, thế nhưng đến khi lấy nhau về, đôi khi chỉ là chậu bát bẩn không ai chịu rửa thôi cũng sẽ trở thành khởi nguồn của sự cãi vã. Nếu đôi bên không chịu thông cảm, thấu hiểu, suy nghĩ cho đối phương thì có lẽ cuộc hôn nhân sẽ chẳng được lâu dài.

Mới đây, một người chồng đã đăng đàn than thở chuyện cô vợ của mình sống quá mức ích kỷ, không chịu làm gì cho gia đình, mà nguyên nhân chỉ xuất phát từ việc khi cưới gia đình anh không cho cô tiền sính lễ.

"Tôi và vợ quen biết nhau từ hồi năm 2 đại học thông qua một hoạt động trong câu lạc bộ. Vì tình cờ ngồi cạnh nhau, lại là đồng hương nên chúng tôi cũng dần trở nên thân thiết và trở thành một đôi. Hai nhà cũng được tính là môn đăng hộ đối, nên sau khi tốt nghiệp vào năm 2019, chúng tôi đã quyết định đi tới hôn nhân.

Vốn dĩ nhà cô ấy yêu cầu 200.000 NDT (~ 680 triệu VNĐ) tiền sính lễ, nhưng nhà tôi lại thấy cao quá, thương lượng có thể giảm bớt một chút không, vì lúc anh tôi lấy vợ cũng chỉ phải đưa 100k NDT thôi (~ 340tr). Sau đó, chúng tôi bàn bạc thêm, quyết định là chỉ cần sau này việc nhà có thể chia đôi công bằng cho cả hai người, đến ngày lễ Tết về nhà nội hay nhà ngoại có thể thương lượng, không thúc ép sinh con thì nhà cô ấy có thể không cần tiền sính lễ.

Khi đó tôi đã đồng ý. Ngày chúng tôi kết hôn lại rơi đúng vào thời gian dịch bệnh nên hai vợ chồng chỉ đi đăng ký ở Cục Dân chính chứ vẫn chưa tổ chức lễ cưới.

Kết hôn không được cho tiền sính lễ, mẹ chồng ốm vợ yêu cầu thuê người chứ không chịu chăm sóc: 'Tôi lấy chồng chứ không phải bán thân!'
Ảnh minh họa

Lúc mới kết hôn, cuộc sống hôn nhân vẫn rất tốt đẹp. Cả hai chúng tôi đều có nhà riêng, sau khi lấy nhau, cô ấy về ở nhà của tôi. Bình thường cô ấy cũng làm việc nhà, nấu nướng. Nếu cô ấy nấu cơm thì tôi rửa bát. Nhưng có một lần, vì đột nhiên có việc gấp ở công ty nên ăn xong là tôi đi luôn, chưa kịp dọn dẹp. Đến lúc quay về, tôi thấy bát đĩa vẫn để nguyên trên bàn, chưa hề được dọn.

Khi ấy tôi rất tức giận, mặc dù đã nói là việc nhà chia đôi, nhưng có lúc tôi có việc gấp thì cô ấy cũng có thể dọn rửa giúp tôi một chút mà. Sau đó, sự việc ấy vẫn tiếp diễn. Cô ấy nấu cơm mà tôi có việc quên không dọn là cô ấy cũng không dọn luôn. Chúng tôi cũng từng cãi nhau về việc này, cô ấy tức mình dọn đồ về nhà riêng của mình, tôi lại phải sang dỗ dành đưa cô ấy về.

Chúng tôi kết hôn năm đầu tiền, về nhà bố mẹ tôi ăn tết, cô ấy chỉ ngồi trên ghế sô pha chơi với cháu tôi, việc làm cơm nước đều do mẹ và chị dâu tôi phụ trách. Tôi bảo cô ấy có thể giúp hai người họ một tay không, cô ấy từ chối, không chơi điện thoại thì cũng bế cháu tôi nghịch máy tính bảng. Buổi trưa dùng cơm xong, cô ấy đi về luôn. Lúc đó tôi còn tưởng cô ấy chạy đi mua đồ gì đó, hoặc là có chuyện gấp. Nhưng đến tôi không thấy cô ấy về, tôi mới gọi điện hỏi, thì cô ấy đáp gọn lỏn là đã về nhà mình rồi.

Tôi hỏi cô ấy, chúng ta đã kết hôn rồi, tại sao em lại không về nhà anh, còn không nói trước với anh. Cô ấy nói, cô ấy đi lấy chồng chứ không phải đi bán thân, hơn nữa nhà tôi không đưa tiền sính lễ nên hôn nhân của chúng tôi là hôn nhân bình đẳng, cô ấy muốn về thì về, sau đó cúp máy luôn.

Mỗi lần đến các ngày lễ là tình trạng đó lại diễn ra. Vợ tôi chỉ dùng cơm ở nhà tôi vào buổi trưa, ở lại với mọi người một lúc, buổi tối sẽ về thẳng nhà mình. Nếu tôi mà có ý kiến, cô ấy sẽ bảo không chịu được thì có thể ly hôn, hoặc lại nhắc đến chuyện không đưa sính lễ. Mỗi lần như vậy, tôi đều tức giận hỏi cô ấy, em muốn bao nhiêu, bây giờ anh đưa cho em. Cô ấy lại nói, không cần. Nhưng lần sau gặp phải chuyện cô ấy không muốn làm, cô ấy sẽ lại nhắc đến chuyện đó.

Lần này cũng vậy, mẹ tôi bị ốm, không nghiêm trọng lắm nhưng vẫn cần người chăm sóc. Tôi đi làm không có thời gian, bố tôi tuổi tác đã cao nên yếu người, tay còn hay bị run. Anh tôi cũng đi làm, chị dâu thì đang mang thai, chỉ có cô ấy là người rảnh rỗi.

Nhưng tôi hỏi cô ấy có thể giúp tôi chăm sóc mẹ không thì cô ấy lại nói, nhà anh có thể thuê người chăm mà. Tôi nói người khác chăm không thể tận tâm như người nhà, cô ấy lại nói đến chuyện sính lễ, cho rằng mình không phải bảo mẫu làm miễn phí.

Hiện giờ tôi rất đau đầu về chuyện này, không biết nên làm thế nào để giải quyết khúc mắc với vợ. Năm đó nếu gia đình tôi chịu đưa tiền sính lễ thì đã không phải mệt mỏi như thế này."

Kết hôn không được cho tiền sính lễ, mẹ chồng ốm vợ yêu cầu thuê người chứ không chịu chăm sóc: 'Tôi lấy chồng chứ không phải bán thân!' - 1
Ảnh minh họa

Dưới bài viết, cư dân mạng đã để lại rất nhiều bình luận. Không ít người cho rằng cô vợ cư xử quá tệ với chồng và nhà chồng nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng mối quan hệ giữa 2 vợ chồng này quả thực quá xa lạ, không giống vợ chồng.

- Bây giờ là năm 2022 rồi, vẫn còn có người có yêu cầu khắt khe là bạn đời mình nhất định phải chăm sóc cả bố mẹ mình à. Cô gái trong bài có phải người không biết chữ, bị bó chân không thể ra khỏi nhà, phải sống nhờ vào nhà chồng như thời đại phong kiến đâu. Lấy vợ về chứ đâu phải lấy người phục vụ cả nhà mình miễn phí?

- Người hỏi 2019 tốt nghiệp, 2017 quen biết vợ mình, tức là đến thời điểm hiện tại đôi vợ chồng này đã ở cạnh nhau 5 năm. Tôi tin chắc là không phải cô vợ không đến chăm sóc mẹ chồng chỉ vì mỗi chuyện sính lễ kia thôi đâu. Vì nếu tình cảm hai vợ chồng hòa hợp, chăm sóc bố mẹ hai bên qua lại sẽ chẳng cần tính toán. Đoán chắc là chủ post đang tránh nặng tìm nhẹ nói lái sang chuyện sính lễ nhiều hơn. Tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất của đôi vợ chồng này không phải là chuyện tiền sính lễ, mà chủ yếu là vì đã kết hôn ba năm mà tình cảm của họ không giống như vợ chồng, giống bạn cùng nhà, bạn cùng giường, bạn ngồi ăn cùng hơn, thậm chí còn không thân thiết bằng bạn thân ấy.

- Không cần sính lễ, quyết gả cho tình yêu, ai ngờ lại gả cho một người chỉ coi mình là người lấy về để chăm sóc cho người nhà người ta.

- Tôi lại cảm thấy lần đầu tiên anh ta không dọn dẹp bát đũa sau khi ăn là cố tình thử thách giới hạn của vợ mình, sau đó dùng tư tưởng truyền thống “phụ nữ phải lo việc gia đình” để trói buộc vợ. Nhưng không ngờ cô vợ lại cứng rắn hơn.

- Chủ post nói lễ Tết có thể thương lượng xem năm nay về nhà nội hay nhà ngoại, nếu không thể năm nay qua nhà nội, năm sau qua nhà ngoại thì ít nhất cũng nên để buổi trưa ở nhà nội, buổi tối về nhà ngoại chứ nhỉ? Tôi đọc thì thấy buổi tối cô ấy về nhà ngoại là về một mình, anh không đi cùng, vậy thì anh còn muốn nói gì nữa?

Dung (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ket-hon-khong-uoc-cho-tien-sinh-le-me-chong-om-vo-yeu-cau-thue-nguoi-chu-khong-chiu-cham-soc-toi-lay-chong-chu-khong-phai-ban-than-a364016.html