Đời sống

Hiếm khi mới về ăn cơm nhà nhưng nhìn vào mâm toàn rau với đậu, chồng trẻ tức hất tung mâm cơm nhưng bị vợ hạch 2 câu lại im re vì đuối lý

"Anh nghĩ 10 triệu của anh nó to lắm hả. 4 miệng ăn, cộng cả điện nước, bỉm sữa, đấy là còn chưa kể dạo này thi thoảng anh lại về lấy 5 trăm, 1 triệu, bảo vay vài hôm nữa trả. Anh nhớ xem đã đưa lại cho em chưa?"- cô vợ ấm ức chất vấn.

Số đông thường cho rằng hôn nhân là cái kết có hậu của tình yêu, nhưng nếu hỏi lại những ai đã lập gia đình thì 10 người có đến 9 người muốn thay đổi suy nghĩ. Cuộc sống cơm áo gạo tiền đã biến một tình yêu thuần túy thành trách nhiệm, thậm chí là lo toan, gánh nặng. 

Mới đây có một cô vợ lên mạng than thở: "Nghĩ mà chán, đúng là sau cưới, cơm áo gạo tiền 'đánh bay' màu hồng của tình yêu các chị ạ.

Em với lão yêu nhau từ năm cuối đại học. Hai đứa kỷ niệm ra trường bằng cái que thử 2 vạch, chẳng còn cách nào, đành cưới gấp. Đã thế em còn bị 'vỡ kế hoạch, 3 năm 2 đứa thành ra bằng đại học nhận về đành xếp gọn tính khi nào con cứng cáp tí mới đi xin việc.

Lão nhà em làm bên xây dựng, lương tháng được tầm 14, 15 triệu. May có bố mẹ đẻ em cho cái căn chung cư cũ của họ nên không phải lo tiền nhà.

Với mức lương như thế, một tháng chồng đưa em 10 triệu, lão giữ lại 3, 4 triệu chi tiêu đi lại. Nói chung nhà 4 người trong đó 2 con nhỏ nên em chi tiêu phải tằn tiện lắm. Con khỏe không sao chứ ốm cái là lao đao luôn.

Hiếm khi mới về ăn cơm nhà nhưng nhìn vào mâm toàn rau với đậu, chồng trẻ tức hất tung mâm cơm nhưng bị vợ hạch 2 câu lại im re vì đuối lý
Ảnh minh họa

Lão nhà em thì cứ đi tối ngày, chẳng bao giờ để ý tới việc nhà việc cửa. Con ốm cũng mình em chăm. Nhiều đêm 2 đứa sốt, một mình em đánh vật. Lão đi làm về mệt ngủ không động đậy, em thương hại cũng không làm phiền. Nghĩ thôi thì lão vất vả lo kinh tế rồi, việc còn lại mình lo là phải. Nghèo tí không sao, miễn vợ chồng biết bảo ban nhau là được.

Song tính nết lão cứ mỗi ngày một thay đổi. Thời gian đầu nhận lương đưa vợ vui vẻ lắm. Tới hẹn lại lên, nhận lương là bắn ngay vào tài khoản em. Thế mà thời gian này, nhận lương chán chê cũng chẳng thấy chồng đưa tiền. Có lần hỏi, lão lại cằn nhằn: 'Vợ với con, cứ nhìn thấy chồng là đòi tiền như đòi nợ. Bảo sao không muốn về nhà. Mà em ở nhà không làm gì thì tiêu pha ít thôi, đừng có tháng nào hết tháng đó'.

Đấy lão coi 10 triệu của lão như thể trăm triệu không bằng. Nghe lão nói em vừa ức vừa tủi, đúng là cái cảnh ngồi nhà tiêu tiền chồng thấy nhục thật các chị ạ. Rõ ràng mình ở nhà có chơi đâu, luôn chân luôn tay, đầu bù tóc rối còn không kịp chải mà vẫn bị nghĩ là ăn không ngồi rồi, lại tiêu hoang. Trong khi từ ngày đẻ đứa thứ 2 tới giờ là 9 tháng, em chưa mua bộ quần áo, hay đôi giày đôi dép nào.

Nhất là trưa qua, tự nhiên lão nhắn em nấu cơm để lão về ăn cùng (mọi khi lão ăn ngoài, ít về ăn trưa). Em thấy thế lại gửi con cho hàng xóm chạy xuống dưới nhà mua thêm mấy bìa đậu về rán, luộc thêm mớ rau muống vắt chanh, hấp thêm quả trứng. Buổi trưa nghĩ đơn giản vậy cũng được. Ai ngờ hơn 12h lão về tới nhà, nhìn mâm cơm vợ nấu liền cau mặt: 'Đã gọi bảo nấu cơm chồng rồi mà còn nấu nướng đối phó kiểu này'.

Em vừa đút cháo cho con vừa bảo: 'Thì ăn tạm 1 bữa đã sao. Với lại tiền nhà cũng hết…'.

Vợ chưa dứt lời, hắn ném thẳng cái bát xuống sàn, hất cả mâm cơm xuống đất, trợn mắt quát: 'Lại tiền, tiền. Sao cô cứ mở mồm là tiền thế. Cô xem lại cách chi tiêu của cô đi. 1 tháng tôi đưa cô chục triệu mà vẫn bị cô cho ăn chay thế này còn ngồi đó mà kêu à'.

Con em thấy bố ném bát sợ quá, cả hai đứa khóc ầm. Đưa chúng về phòng dỗ xong, em quay ra bảo lão: 'Anh nghĩ 10 triệu của anh nó to lắm hả. 4 miệng ăn, cộng cả điện nước, bỉm sữa, đấy là còn chưa kể dạo này thi thoảng anh lại về lấy 5 trăm, 1 triệu, bảo vay vài hôm nữa trả. Anh nhớ xem đã đưa lại cho em chưa?

Mà anh nhìn lịch đi, nay là mười mấy rồi, anh đã đưa tiền sinh hoạt cho vợ chưa? Em phải xiêu vẹo vay cả bà nội bà ngoại để sống đó.

Nếu anh nghĩ tôi chỉ ở nhà ăn bám còn hạch tiền chồng như đòi nợ thì ngay ngày mai đổi vị trí cho tôi. Anh ở nhà chăm con, nội trợ. Tôi đi làm, chứ tôi cũng ngán cảnh ngồi nhà chầu chực từng đồng từng hào của anh rồi bị xúc xiểng lắm rồi'.

Hiếm khi mới về ăn cơm nhà nhưng nhìn vào mâm toàn rau với đậu, chồng trẻ tức hất tung mâm cơm nhưng bị vợ hạch 2 câu lại im re vì đuối lý - 1
Ảnh minh họa

Em nói thế lão mới ngây người, chẹp miệng đuối lý. Lúc sau vò đầu gãi tai chạy lại chỗ em bảo: 'Chết, đúng là anh quên chưa đưa tiền tháng này cho vợ. Em thông cảm, đợt này công việc của anh có chút vấn đề. Làm ăn khó khăn, áp lực quá thành ra anh cũng cáu bẳn lây sang vợ. Anh biết là em ở nhà cũng vất vả. Thôi vợ đừng giận anh nhé. Nếu tháng sau công việc khởi sắc lại thì anh sẽ đưa cho vợ nhiều hơn'.

Nói rồi lão tự lụi hụi đi dọn bát, lau sàn. Mặc dù tức nhưng nghe lão nói cũng tội. 1 mình lão lo kinh tế nuôi 3 mẹ con em không dễ chút nào thật. Thôi thì cố mấy tháng nữa qua cái giai đoạn khó khăn này, em gửi con rồi kiếm việc đi làm chứ không vợ chồng còn loảng xoảng".

Vẫn biết những áp lực về kinh tế luôn khiến tình yêu không còn như thủa ban đầu nên câu chuyện của cô vợ này cũng chẳng phải trường hợp đặc biệt gì. Thế nhưng, chỉ cần vợ chồng còn có thể biết nghĩ, biết đặt vị trí của mình vào đối phương để thường xuyên chia sẻ thì không có sóng nào mà không vượt qua được.

Dung (Nguoiduatin.vn)