Đời sống

Gần 16.000 người Nhật Bản bỗng dưng mất tích mỗi năm và chỉ một số ít quay về, rốt cuộc họ đã đi đâu?

Nhiều năm gần đây, người Nhật Bản đã phải sống cùng một cơn ác mộng: Chồng hoặc vợ đã chung sống vài chục năm bỗng biến mất không để lại bất kỳ dấu tích nào cả.

Theo các báo cáo của Nhật Bản, những sự việc tương tự liên tục xảy ra trong vài năm gần đây. Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã thống kê, trong năm 2018, số người mất tích liên quan đến các bệnh về nhận thức được ghi nhận là 16.927 người, nhiều hơn 1.064 người so với năm trước đó, và gấp 1,7 lần so với năm 2012. Số người mất tích tăng liên tục trong 6 năm qua. Thống kê theo nhóm tuổi, số người mất tích trên 80 tuổi là 8.857 người, chiếm 52% tổng số. Có 6.577 người mất tích ở độ tuổi 70 và 1353 người mất tích ở độ tuổi 60.

Gần 16.000 người Nhật Bản bỗng dưng mất tích mỗi năm và chỉ một số ít quay về, rốt cuộc họ đã đi đâu?

Theo dự đoán, bước sang năm 2025, khoảng 7 triệu người dân Nhật Bản sẽ mắc các vấn đề liên quan suy giảm nhận thức, và cứ 5 người trên 65 tuổi sẽ có một người mắc phải các vấn đề này.

 

 

 

Người mất tích do mắc bệnh nhận thức thường được tìm thấy trong vòng vài ngày sau khi mất tích. Theo thống kê năm 2018, số trường hợp mất tích đã chết là 508 người, năm 2017 là 470 người và năm 2016 là 471 người. Với những người mất tích được xác nhận đã chết này, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông hoặc ngã xuống sông rồi đuối nước. Bởi vì hầu như những người mất tích này đã lớn tuổi, thể chất và khả năng phán đoán của họ thấp, sau khi mất tích họ đã đi rất xa gây khó khăn cho việc phát hiện kịp thời. Quan trọng hơn là, nhiều người mất tích không hề thích nghi được với cuộc sống thời bình, dẫn đến việc tìm kiến gặp khó khăn.

Để sớm tìm được những người mất tích do bệnh lý nhận thức, mỗi bệnh nhân nên được trang bị các thiết bị hoặc điện thoại di động có GPS. Kết quả khảo sát do Khoa Lão học, trường Đại học J. F. Oberlin, Nhật Bản cho thấy tỷ lệ sống sót của những người mất tích liên quan bệnh nhận thức sẽ giảm đến 0% khi họ mất tích quá 5 ngày.

Theo nghiên cứu, "quá trình" mất tích của những người mắc bệnh suy giảm nhận thức hoàn toàn giống với người bình thường: lạc đường, muốn về nhà, quên mất nguyên nhân tại sao lại xuất hiện tại đây, những thói quen trong quá khứ được tại hiện lại, tìm nơi trú chân để chờ đợi.

Một số chuyên gia cho biết số bệnh nhân suy giảm nhận thức sẽ tăng cao trong tương lai, nên cần phải xây dựng ý thức sống chung với họ và phát triển một số biện pháp an toàn. Ngay từ nhiều năm trước, các công ty bảo hiểm Nhật Bản đã chuẩn bị các gói bảo hiểm "cuộc sống 100 năm" cho bệnh nhân suy giảm nhận thức.

Để những người suy giảm nhận thức có thể trở về nhà, cơ quan chức năng tỉnh Kanagawa đã giới thiệu một hệ thống mới. Họ cung cấp cho các bệnh nhân suy giảm nhận thức ở địa phương những bộ quần áo với các mã vạch. Nếu sử dụng các phần mềm chuyên dụng quét mã vạch có thể đọc được các thông tin cá nhân như giới tính, đặc điểm thể chất, lịch sử y tế trong quá khứ,... Và người xung quanh có thể giúp họ nhanh chóng liên lạc với gia đình.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng phát triển hệ thống bảo hiểm Kobe vào năm tới dành cho nạn nhân và người gây tai nạn. Trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc hỏa hoạn do bệnh nhân suy giảm nhận thức gây ra, nạn nhân sẽ được bồi thường 30 triệu yên. Bên cạnh đó, chi phí tìm kiếm cũng được gói bảo hiểm chi trả, tối đa là 300 nghìn yên cho mỗi lần tìm kiếm.

Dung (Nguoiduatin.vn)