Đời sống

Cô bé 11 tuổi đột tử và lời kêu cứu từ thế hệ 'cắm mặt vào sách vở và ngồi cả ngày trên bàn học'

Có ai ngờ, câu "Mẹ ơi, con ngủ một lát rồi học tiếp" lại chính là lời trăn trối của cô bé 11 tuổi khiến người ở lại cắn rứt mãi không nguôi.

Xã hội càng phát triển, con người càng cần phải trau dồi kiến thức liên tục để có thể bắt kịp với thời đại. Do đó, những đứa trẻ ra đời với kỳ vọng của cha mẹ sẽ làm được những điều có ích, hoặc ít nhất là có một cuộc sống đầy đủ, không lo đói khổ nữa. Vì thế, cha mẹ các bé liên tục thúc ép con mình phải học nhiều và nhiều hơn nữa để phát triển toàn diện và nhất là có thể đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ. 

"Mẹ ơi, con ngủ một lát rồi học tiếp" - Lời nói đau lòng của cô bé 11 tuổi trước khi chết

Mới đây, một bệnh viện tại Trung Quốc đã tiếp nhận một trường hợp cô bé 11 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh. Dù đã cố gắng cứu chữa nhưng các bác sĩ đành phải ngậm ngùi trong sự đau khổ tột cùng của phụ huynh cô bé.

Theo lời người mẹ, buổi tối đang làm bài tập của một lớp phụ đạo thêm, cháu bé nói với mẹ rằng cảm thấy hơi mệt. Tuy nhiên, lúc đó đã 10h đêm nhưng người mẹ vẫn muốn con hoàn thành cho xong.

Cô bé 11 tuổi đột tử và lời kêu cứu từ thế hệ 'cắm mặt vào sách vở và ngồi cả ngày trên bàn học'
Ảnh minh họa

Một lúc sau, cô bé mới ngóc đầu dậy nói với mẹ: "Mẹ ơi, con ngủ một lát rồi học tiếp. Khi nào con dậy thì làm bài tập tiếp nhé!".

Nói xong, cô bé gục đầu thẳng xuống bàn học thiếp đi. Người mẹ không những không ngạc nhiên mà còn thúc con mình dậy để sớm hoàn thành bài vở. Nhưng cô bé không động đậy gì mà vẫn nằm gục trên bàn học.

Đến khi đôi vợ chồng nhận ra sự khác thường thì cô bé đã hôn mê sâu. Không ai có thể ngờ, câu nói van nài mẹ cho nghỉ ngơi một lúc của cô lại trở thành lời trăn trối.

Theo kết luận của bác sĩ: Nguyên nhân dẫn đến cái chết là đột tử do tình trạng căng thẳng tinh thần kéo dài, dẫn đến tâm lý mệt mỏi. Không cần phải nói các bậc phụ huynh đã áy náy, ân hận như thế nào và liên tục tự trách: "Chính tôi đã giết con bé. Nếu tôi không ghi danh vào lớp học thêm, không yêu cầu con bé làm bài tập về nhà đến khuya muộn, con gái sẽ không bỏ chúng tôi mà đi".

Cô bé 11 tuổi đột tử và lời kêu cứu từ thế hệ 'cắm mặt vào sách vở và ngồi cả ngày trên bàn học' - 1
Ảnh minh họa

Thực tế, việc trẻ bị đột quỵ, đột tử trong lúc học đã không còn là chuyện quá hiếm. Việc những đứa trẻ ngày nay "chạy show" trường lớp không những không thuyên giảm mà ngày càng nhiều hơn mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần khuyến cáo về vấn đề cho trẻ học quá sức mà không có thời gian nghỉ ngơi.

Làm thế nào để cha mẹ có được phương pháp dạy con đúng đắn?

Việc ép một đứa trẻ học quá sức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, khiến bé sợ học. Về lâu dài, hoặc trẻ sẽ phản kháng lại ý muốn của cha mẹ, hoặc sức khỏe của trẻ và tâm lý sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Để thúc ép việc học mà không gây nên áp lực, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

1. Bớt đi sự lo lắng của cha mẹ

Nếu cha mẹ luôn cảm thấy lo lắng việc học của con cái chẳng những không giúp ích mà còn khiến trẻ gặp nhiều áp lực hơn trong việc cố gắng đáp ứng yêu cầu của cha mẹ. Lâu dần, việc này sẽ vừa là cực hình của cả cha mẹ lẫn con cái.

Cô bé 11 tuổi đột tử và lời kêu cứu từ thế hệ 'cắm mặt vào sách vở và ngồi cả ngày trên bàn học' - 2
Ảnh minh họa

2. Dạy học phù hợp với năng khiếu của con

Mỗi đứa trẻ đều có những mặt ưu - khuyết điểm riêng. Tìm hiểu và phát huy ưu điểm của trẻ cũng là những cách giúp trẻ học tập tốt hơn vì đứa trẻ nào cũng yêu thích việc được học, làm những điều chúng thích, những điều chúng ước mơ. 

Ngoài ra, một số bậc cha mẹ còn so sánh con mình với "con người ta". Điều này vô hình chung nảy sinh trong đầu trẻ sự ganh tỵ, căm ghét đối tượng được mang ra so sánh hoặc cảm thấy tự ti khi mình không thể bằng bạn bè đồng lứa.

3. Chú ý đến việc tìm hiểu các phương pháp học tập

Thay vì để con vùi mình trong "biển" bài tập, cha mẹ có thể thay đổi góc nhìn để hướng dẫn con cái tốt hơn. Đặc biệt, hạn chế việc thúc ép trẻ làm bài tập và tạo thêm thời gian nghỉ ngơi hoặc giúp trẻ tiếp cận bài tập theo các hướng tích cực hơn là cứ nài ép trẻ "gắng thêm chút nữa".

Nguồn: Sohu

Lộc (nguoiduatin.vn)