Công nghệ

PC bật tắt nhiều thì liệu có mau hỏng?

Chắc hẳn bạn sử dụng máy tính lâu năm đều từng nghe nói bật, tắt nhiều quá thì máy tính mau hư đúng không nào. Thật sự thì đây là một quan niệm hoàn toàn sai và bắt nguồn từ công nghệ trên các đời máy tính “siêu cổ” các bạn ạ.

Vì sao lại xuất hiện quan niệm này ?

Trong những ngày đầu tiên máy tính xuất hiện thì các loại ổ cứng HDD cùng thời cũng khá “lạc hậu” các bạn ạ. Dù các loại ổ cứng này cũng sử dụng đĩa từ và thanh đọc, ghi dữ liệu nhưng có một số điểm khác khác so với các loại ổ cứng hiện đại.

Khi hoạt động, tất cả các loại ổ cứng dù mới hay cũ thì thanh đọc, ghi sẽ không tiếp xúc trực tiếp trôi lơ lửng trên bề mặt của đĩa từ bằng một lớp đệm không khí. Sự khác biệt sẽ xuất hiện khi chúng ta tắt máy.

PC bật tắt nhiều thì liệu có mau hỏng?
Trên các đời máy tính cổ, thanh đọc, ghi này sẽ ngừng “trôi” và “đáp” thẳng xuống bề mặt của đĩa từ. Vì vậy, khi bạn bật máy lên thì thanh đọc, ghi này sẽ có thể làm trầy xước đĩa từ và làm hư luôn ổ cứng. Trên các đời máy tính sản xuất từ đầu thập niên 90 đến nay thì thanh quét này sẽ không “đáp cánh” lung tung nữa.

Nó sẽ tự động di chuyển về miếng đỡ bên trong ổ đĩa nên hạn chế khả năng làm trầy xước đi rất nhiều. Vì vậy, việc bật, tắt máy tính thường xuyên gần như không ảnh hưởng đến tuổi thọ của loại máy tính hiện đại đâu các bạn ạ.

Vậy bật, tắt máy nhiêu là đủ ?

Tuy nhiên, không có máy tính nào có thể “bất tử” và trung bình thì chúng ta dùng được trong khoảng 5,7 năm. Máy tính chỉ bắt đầu “yếu” đi khi phần cứng bên trong máy bị hư hỏng, nhiễm các loại virus hoặc không thể đáp ứng cấu hình cho các phần mềm mới. Một dàn PC thông thường sẽ có thể chịu được 40.000 lần bật tắt.

PC bật tắt nhiều thì liệu có mau hỏng? - 1

Nếu có một nguyên nhân nào đó làm máy tính mau hư thì đó là vì chúng ta bật hoài mà không chịu tắt máy thôi. Lượng nhiệt sinh ra khi máy hoạt động sẽ gây hư hỏng các linh kiện bên trong và khiến quạt tản nhiệt hoạt động liên tục.

Có lẽ vấn đề lớn nhất khiến nhiều bạn ngại bật tắt máy nhiều lần là phải ngồi chờ máy tính khởi động. Nếu vậy thì bạn chỉ cần nâng cấp SSD hoặc dùng chế độ Sleep hoặc Hibernate kiệm thời gian. Tuy nhiên, vì cả hai chế độ trên đều không thật sự tắt máy nên tốt nhất là Shutdown để máy được “nghỉ ngơi” và tự động dọn dẹp sạch sẽ cho mình.

Duy Anh (Nguoiduatin.vn)