Công nghệ

Cơ chế mắt đọc của chuột quang hoạt động như thế nào?

Mắt đọc quang học trên chuột quang là một trong những thành tựu công nghệ quan trọng để mở đường cho sự hiện đại quá của thiết bị ngoại vi.

Cơ chế hoạt động của mắt đọc trên chuột quang thật ra cũng khá đơn giản và nó không thay đổi nhiều trong suốt quá trình từ khi nó xuất hiện cho đến giờ. Về cơ bản thì nó có 3 phần chính: Cảm biến, bộ phát quang và thấu kính.

Cơ chế mắt đọc của chuột quang hoạt động như thế nào?

Cảm biến: Đây là một chiếc camera siêu nhỏ, độ phân giải thấp và có khả năng ghi hình với tốc độ rất cao. Nó chụp lại bề mặt di chuột với tốc độ có thể lên đến hàng nghìn lần mỗi giây.

Bộ phát quang: Khi bạn úp chuột xuống bề mặt di chuột thì điều kiện ánh sáng ở dưới bụng chuột là rất hạn chế. Để cảm biến có thể chụp được hình ảnh thì chúng ta cần phải có ánh sáng. Trên hầu hết các mẫu mắt đọc hiện nay thì bộ phận phát quang là một bóng đèn LED.

Thấu kính: Như mọi cái camera khác thì cảm biến trong mắt đọc cũng cần phải có thấu kính để điều chỉnh chùm sáng theo hướng thích hợp, tối ưu cho việc thu thập hình ảnh.

Cơ chế mắt đọc của chuột quang hoạt động như thế nào? - 1

Bộ phận phát quang (đèn LED) sẽ chiếu xuống bề mặt di chuột và, làm nổi bật các chi tiết ở đó lên để mắt đọc có thể “nhìn thấy”. Cảm biến là một cái camera tốc độ cao, nó sẽ chụp lại bề mặt di chuột với tốc độ rất cao, đủ để ảnh sau luôn chồng lên một phần ảnh trước. Sau đó, nó so sánh nhiều tấm ảnh với nhau, căn cứ vào phần chống lên nhau của những tấm ảnh và dùng thuật toán để tìm ra hướng và tốc độ di chuyển.

Mắt đọc chính là linh hồn của con chuột mà bạn sử dụng. Việc nó tracking chính xác hay không, DPI như thế nào, tốc độ theo dõi ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào mắt đọc hết.

Duy Anh (Nguoiduatin.vn)