Công nghệ

Cảnh báo lừa đảo chỉ với một đường link gửi qua tin nhắn, đừng để mất tiền chỉ vì lơ đễnh

Những kẻ gian sử dụng thủ đoạn lừa đảo, tinh vi có thể khiến tiền tài khoản ngân hàng của bạn bay "sạch" chỉ bằng 1 tin nhắn.

Cuối năm các hình thức lừa người tiêu dùng liên quan đến tin nhắn lại nở rộ. Ngay cả người am hiểu, nhưng chủ quan cũng bị lừa, hậu quả là tiền trong tài khoản không cánh mà bay.

Ngày 8/1, tài khoản Facebook tên H.Y có đăng bài với mong muốn tìm chủ mới cho bé mèo của mình. Sau vài tiếng, một người nhắn tin qua Zalo cho hay có nhu cầu mua con mèo để tặng bạn ở Đài Loan. Sau đó, người này nói đã chuyển khoản 1,8 triệu đồng qua Weston Union, cũng như yêu cầu H.Y nhanh chóng chuyển mèo cho người thân ở Việt Nam theo địa chỉ trao đổi từ trước.

Cảnh báo lừa đảo chỉ với một đường link gửi qua tin nhắn, đừng để mất tiền chỉ vì lơ đễnh

Cảnh báo lừa đảo chỉ với một đường link gửi qua tin nhắn, đừng để mất tiền chỉ vì lơ đễnh - 1

Đầu dây bên này, H.Y nhận được tin nhắn từ số điện thoại đuôi 5373 với nội dung tương tự, tuy nhiên lại có kèm đường link lạ, yêu cầu xác nhận. Do H.Y thấy nghi ngờ và có nói lại với chồng nên cô mới biết là lừa đảo. Sau đó, cô đã đăng lên story của mình để cảnh báo mọi người.

Cảnh báo lừa đảo chỉ với một đường link gửi qua tin nhắn, đừng để mất tiền chỉ vì lơ đễnh - 2

Website trong tin nhắn có giao diện khá sơ sài, không giống với trang chính thức của Western Union. Người bị hại sẽ phải khai báo các thông tin như thông tin ngân hàng, tên đăng nhập, mật khẩu và mã OTP... trên website giả mạo để làm thủ tục rút tiền.

Cảnh báo lừa đảo chỉ với một đường link gửi qua tin nhắn, đừng để mất tiền chỉ vì lơ đễnh - 3
Caption

Cảnh báo lừa đảo chỉ với một đường link gửi qua tin nhắn, đừng để mất tiền chỉ vì lơ đễnh - 4

Đã có rất nhiều trường hợp vô cùng đáng tiếc đã xảy ra, khi người dùng nhấp vào link và bị chuyển gần như toàn bộ số tiền trong tài khoản cho người lạ.

Cách tiếp cận con mồi

Kịch bản quen thuộc của các tin nhắn lừa đảo đều đánh vào nhu cầu của người bị hại: Cần bán đồ, chuyển nhượng... Chúng sẽ liên hệ trong thời gian gần, đặt hàng số lượng lớn, mượn cớ rằng, ngân hàng đang bảo trì và đặc biệt là đang ở nước ngoài nên cần cung cấp tài khoản, mật khẩu cũng như mã OTP. Một số trường hợp khác, nạn nhân nhận được tin nhắn thông báo có quà từ nước ngoài nên yêu cầu người nhận chuyển khoản tiền mới nhận được quà.

Cảnh báo lừa đảo chỉ với một đường link gửi qua tin nhắn, đừng để mất tiền chỉ vì lơ đễnh - 5

Hình thức mua bán hàng qua mạng và người mua ở nước ngoài yêu cầu đăng nhập link ngân hàng để nhận được tiền mua hàng diễn ra khá phổ biến. Dù được cảnh báo liên tục thời gian qua nhưng nhiều người vẫn bị lừa đảo mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí lên đến cả tỷ đồng. Cũng không loại trừ các trường hợp lợi dụng sơ hở của nhiều người, các đối tượng lừa đảo lấy được thông tin tài khoản Facebook, Zalo, sau đó giả danh khổ chủ nhờ bạn bè trong danh sách thân quen chuyển tiền…

Những biện pháp phòng tránh

Người bán hàng online, đặc biệt là các cá nhân kinh doanh chưa từng giao dịch qua hệ thống chuyển tiền quốc tế cần cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo này của các đối tượng:

Nếu nhận được tin nhắn yêu cầu bạn hành động ngay lập tức hoặc trả lời nhanh chóng, thì đừng. Hãy đánh giá cẩn thận nguồn của tin nhắn và kiểm tra xem nó là từ một nguồn đã biết. Nếu không, tốt hơn là bạn bỏ qua tin nhắn đó. Đa số đường link weebly.com hay tương tự đều là giả mạo.

Cảnh báo lừa đảo chỉ với một đường link gửi qua tin nhắn, đừng để mất tiền chỉ vì lơ đễnh - 6

Bất kỳ tin nhắn SMS nào yêu cầu thông tin tài chính của bạn sẽ luôn là lừa đảo. Bỏ qua trả lời tin nhắn như vậy mọi lúc. Ngân hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính của bạn sẽ không bao giờ yêu cầu thông tin cá nhân của bạn qua tin nhắn văn bản. Cần thận trọng, xác minh kỹ thông tin khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Chỉ thực hiện giao dịch trên các website chính thức, công khai của các tổ chức tài chính, ngân hàng. Các cá nhân kinh doanh tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác.

Cảnh báo lừa đảo chỉ với một đường link gửi qua tin nhắn, đừng để mất tiền chỉ vì lơ đễnh - 7

Hạn chế việc công khai ngày sinh, số CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng trên không gian mạng. Cố gắng tránh nhấp vào các liên kết có trong tin nhắn văn bản, ngay cả khi chúng đến từ các nguồn đáng tin cậy. Liên kết như vậy có thể chứa các cuộc tấn công lừa đảo. Luôn luôn đánh giá số người gửi. Nếu nó có vẻ đáng ngờ, hãy tránh trả lời hoặc thực hiện hành động đối với những tin nhắn như vậy. Bạn có thể đề phòng thêm bằng cách giữ thông tin tài chính của bạn bên ngoài điện thoại của bạn. Không lưu trữ thông tin nhạy cảm như chi tiết thẻ tín dụng trên điện thoại. Các tài khoản công khai dùng để giao dịch online thì cần hạn chế số tiền dư quá lớn, tránh để các đối tượng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản.

Theo IVAN LÊ (Trí Thức Trẻ)




http://ttvn.toquoc.vn/canh-bao-lua-dao-chi-voi-mot-duong-link-gui-qua-tin-nhan-dung-de-mat-tien-chi-vi-lo-denh-2202110104117744.htm