Xã hội

Vụ nuôi nhầm con 3 năm: Yêu cầu khởi kiện để đòi con

Phát hiện con mình bị trao nhầm từ cách đây 3 năm, một cặp vợ chồng ở Bình Long (Bình Phước) không “đổi” lại được con ruột mà người khác đã nuôi nên yêu cầu khởi kiện đòi con.

Phát hiện con mình bị trao nhầm từ cách đây 3 năm, một cặp vợ chồng ở Bình Long (Bình Phước) không “đổi” lại được con ruột mà người khác đã nuôi nên yêu cầu khởi kiện đòi con.
 
vu nuoi nham con 3 nam: yeu cau khoi kien de doi con hinh anh 1

Trao đổi về vấn đề này, ngày 15.7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, việc nhầm con không ai mong muốn, kể cả phía gia đình lẫn các cán bộ y tế. Ông Tiến cho rằng, việc kiện cáo sẽ làm tổn thương lẫn nhau. Do đó, hai bên gia đình cần bình tĩnh tìm một cách giải quyết nhân văn để giảm thiểu tổn thương cho hai bên đặc biệt là đứa trẻ. Hai gia đình có thể kết thân, giao lưu gần gũi với nhau, mỗi gia đình có thêm 1 đứa con, 1 đứa con di truyền và 1 đứa con nuôi nấng nhiều năm, gắn bó tình cảm.

Thứ trưởng Tiến cũng cho rằng, các bệnh viện nếu không có quy trình chặt chẽ từ khi tiếp nhận sản phụ, đỡ đẻ, trao trả bé sơ sinh... thì rất dễ xảy ra nhầm lẫn, đặc biệt là các bệnh viện lớn, thực hiện hàng trăm ca đỡ đẻ mỗi ngày.

Hiện nhiều bệnh viện đã dùng các cặp dây đeo, đánh số giống nhau, một cái đeo vào tay mẹ, 1 cái đeo vào tay bé. Nhưng vẫn có trường hợp dây lỏng, bị rơi ra không quá trình chăm sóc, tắm rửa cho bé. Vì vậy, các BV đều phải yêu cầu nhân viên y tế “nâng cao cảnh giác”. Các điều dưỡng trước khi đeo số cho mẹ và bé cần kiểm tra xem số có giống nhau hay không, dây buộc có lỏng lẻo hay không để giảm thiểu tối đa các rủi ro.

“Ngay cả các bệnh viện nhỏ, trạm y tế dù chỉ có vài ca đẻ mỗi ngày cũng vẫn phải chăm chú việc này, vì ít ca không có nghĩa không thể nhầm” – Thứ trưởng Tiến cho biết.

Ông Tiến cho biết sau những sự cố trao nhầm con được phát hiện Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế rà soát lại quy trình thăm khám, chăm sóc, đỡ đẻ... ở khoa Phụ sản và có những phương tiện, cách làm chặt chẽ để hạn chế thấp nhất nguy cơ này.

vu nuoi nham con 3 nam: yeu cau khoi kien de doi con hinh anh 2
Đây mới chính là con ruột của chị Trang bên gia đình của sản phụ sinh cùng phòng, cùng ngày tại bệnh viện. (Ảnh Afamily)

Bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và công nghệ di truyền Hà Nội (CGAT) cho biết, trong 12 năm làm nghề xét nghiệm ADN, bà đã gặp khoảng 10 ca nhầm lẫn này. Tuy nhiên, mỗi gia đình sẽ có một cách xử sự khác nhau, song, dù thế nào cũng sẽ khiến nhiều người phải đau lòng, nhất là những đứa trẻ đã yêu thương gắn bó với bố mẹ nuôi, không hề để tâm đến huyết thống hay di truyền.

Đối với gia đình có con đã lớn thì thường tôn trọng quyết định của đứa trẻ. Còn đối với gia đình có con nhỏ thì dễ “trao đổi” con cho nhau hơn, sau đó hai gia đình kết thân với nhau, coi hai con như con chung.

Cũng có gia đình chấp nhận vẫn nuôi con “tráo đổi” nhưng vẫn dành sự quan tâm, chăm sóc đối với con ruột ở gia đình bên kia. “Sẽ tốt hơn cả nếu hai gia đình có thể tìm được một sự thoả thuận hợp tình, trong đó việc bảo vệ những đứa trẻ khỏi các tổn thương, sang trấn tâm lý là quan trọng nhất” – bà Nga cho biết.

Theo tin báo chí đưa, từ tháng 5.2016, chị Nguyễn Thị Thu Trang (26 tuổi) ngụ khu phố Phú Hưng, phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước) đã tình cờ bắt gặp một bé gái giống mình nên nảy sinh nghi ngờ. Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy, đứa con chị đang nuôi không có gen của cả hai vợ chồng, còn cô bé “giống mình” mới là con ruột. Tuy nhiên, khi chị đòi đổi lại con thì vợ chồng đang nuôi con đẻ của chị (người S’tiêng) lại không chấp nhận. Đến nay, chị Trang vẫn chưa đòi được con về nên đang dự định khởi kiện để đòi con.a


Theo Diệu Linh (Dân Việt)