Xã hội

Vớt được một số bộ phận của 2 máy bay Su-22 gặp nạn

Quân chủng Hải quân tăng cường thêm 12 người nhái, 3 tàu quân sự gắn thiết bị dò tìm hiện đại bằng sóng siêu âm.

Quân chủng Hải quân tăng cường thêm 12 người nhái, 3 tàu quân sự gắn thiết bị dò tìm hiện đại bằng sóng siêu âm.

 

Cho đến trưa nay, lực lượng tìm kiếm chỉ mới vớt được 1 số bộ phận của 2 máy bay Su-22

Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân hiện đang có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác công tác tìm kiếm cứu nạn. Sở chỉ huy được lập ngay trên tàu Kiểm ngư 781 với sự phối hợp cùng của nhiều lực lượng: Biên phòng, hải quân, phòng không không quân, cảnh sát biển, đặc công, bộ đội địa phương và cả thợ lặn là ngư dân Bình Thuận.

Cùng với các lực lượng và phương tiện có mặt tìm kiếm từ 3 ngày qua, ngày 19/4, Quân chủng Hải quân tăng cường thêm 12 người nhái, 3 tàu quân sự gắn thiết bị dò tìm hiện đại bằng sóng siêu âm. Để trục vớt vật thể được phát hiện nằm dưới đáy biển nghi là thân máy bay, Cảnh sát biển đã tăng cường thêm 1 tàu có thiết bị có khả năng cẩu trục và chứa vật thể có khối lượng lớn… Hỗ trợ các tàu tìm kiếm còn có 4 trực thăng bay trên bầu trời.
 
Sau 3 ngày, công tác tìm kiếm càng khẩn trương hơn
 
Đến 11h trưa 19/4, từ hiện trường, một số cán bộ có trách nhiệm cho biết, đã 3 ngày trôi qua, nhưng vẫn chưa có thông tin gì về 2 phi công mất tích. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn chỉ mới tìm thấy một số bộ phận nhỏ của một trong 2 máy bay Su-22 gặp nạn vào trưa 16/4.
 
>> Tàu quét Sonar tìm hai tiêm kích Su-22 bằng sóng siêu âm
>> Chưa xác định được số phận 2 phi công lái tiêm kích bom Su-22
>> Vớt được khung kính buồng lái của Su-22 gặp nạn
>> Vụ máy bay Su 22 gặp nạn: Các anh đều là những phi công giỏi
>> Danh tính phi công trên hai chiếc Su-22 rơi gần đảo Phú Quý
 
Theo Việt Quốc (VOV.vn)