Xã hội

Từ vụ chặn xe cấp cứu: Bảo vệ bệnh viện hay lực lượng..."bảo kê"?

Hiện nay, phần lớn công tác bảo vệ bệnh viện được 'khoán trắng' cho lực lượng của công ty bảo vệ nào đó dẫn đến việc không ít bảo vệ thành 'bảo kê' vì lệnh..."khoán" được cấp trên giao.

Hiện nay, phần lớn công tác bảo vệ bệnh viện được 'khoán trắng' cho lực lượng của công ty bảo vệ nào đó dẫn đến việc không ít bảo vệ thành 'bảo kê' vì lệnh..."khoán" được cấp trên giao.

Việc kíp bảo vệ tại BV Nhi mới đây triển khai chiêu "hổ vồ" đối với xe cứu thương "ngoại lai" làm một bệnh nhi tắt thở trước khi đưa về nhà khiến cộng đồng phẫn nộ.

Sự thật sẽ khó sáng tỏ nếu dân mạng không đăng hàng loạt clip khẳng định nhóm bảo vệ BV đã có hàng vi chặn xe cứu thương này.

Từ vụ chặn xe cấp cứu: Bảo vệ bệnh viện hay lực lượng...'bảo kê'? - Ảnh 1

Hình ảnh một nhân viên bảo vệ BV Nhi đang đôi co với lái xe cấp cứu (Ảnh cắt từ clip)

Cũng từ sự vụ trên, một "thế giới ngầm" trong giới BV bệnh viện đã tồn tại lâu nay dần được phanh phui. "Núp bóng" xã hội hóa công tác khám chữa bệnh, tại nhiều BV đã triển khai việc hợp tác với các công ty bên ngoài nhằm không chỉ cung cấp các thiết bị khám chữa bệnh (KCB) mà ngay cả các dịch vụ hỗ trợ KCB như hoạt động xe cứu thương cũng được triển khai mạnh.

Anh Nguyễn Sỹ Cương - một lái xe cứu thương tại Nghệ An chia sẻ: Mình nhiều lần chuyên chở người bệnh ra các bệnh viện tuyến trung ương. Xe qua cửa đều phải hồi cho nhóm "gác cổng" -bảo vệ BV- ít nhất là 50.000 đồng để được mở parie (rào chắn cổng) cho qua. Mình không nộp họ sẵn sàng làm khó mình ngay. Nếu trốn thì cũng được 1 lần. Lần sau họ nhớ biển số thì... đố đón được bệnh nhân.

Một lãnh đạo trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội chia sẻ: Xe cứu thương tư nhân bị gây khó dễ đã đành, ngay cả xe cứu thương nhà nước, gắn biển xanh cũng không dễ dàng đón khách.

Thông tin từ Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, tài xế xe cấp cứu nhiều lần bị “hỏi thăm”, dọa dẫm khi đưa bệnh nhân ra viện. Trong đó, bệnh viện 103 có 2 - 3 bị chặn xe, ném đá không cho xuất viện.

Những xe này móc ngoặc với các “cò xe” tại các bệnh viện để đón trả bệnh nhân. Bệnh nhân nếu gặp phải những xe này sẽ bị “thiệt đơn, thiệt kép” do chịu mức phí cao, nếu có phát sinh vấn đề trên đường thì rất khó xử lý.

“Cần áp dụng những chế tài xử phạt mạnh, quyết liệt với xe “dù”, như vậy vấn nạn móc ngoặc, chặn xe mới có thể giải quyết tận gốc rễ được”, lãnh đạo 115 Hà Nội cho hay.

Cũng theo vị này, để vụ việc xảy ra là do hoạt động cấp phép xe cứu thương hiện nay còn có vấn đề. Nhiều “xe dù” không đáp ứng được điều kiện về phương tiện sơ cứu thiết yếu, không có cán bộ y bác sỹ đủ trình độ… vẫn thường xuyên hoạt động tại địa bàn Thủ đô.

Săm soi bệnh nhân

Do khoán trắng nhiệm vụ bảo vệ bệnh viện nên khi đã ký kết với một công ty bảo vệ nào đó thì ban lãnh đạo BV hiếm khi kiểm tra nhân lực nguồn bảo vệ.

Có công cụ hỗ trợ trong tay (dùi cui, gậy điện) nhiều bảo vệ BV sẵn sàng... trấn áp bệnh nhân nhiều hơn là bảo vệ họ.

Mới đây, tại khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã xảy ra vụ xô xát giữa nhân viên bảo vệ của bệnh viện này với một bệnh nhân đang điều trị cao huyết áp cùng vợ của mình.

Từ vụ chặn xe cấp cứu: Bảo vệ bệnh viện hay lực lượng...'bảo kê'? - Ảnh 2

Một bệnh nhân đang tố bị bảo vệ BV dùng dùi cui đánh nhập viện

Cụ thể, anh Lương Thành Thái (38 tuổi, ngụ khóm 1, phường 8, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa T.Ư Cần Thơ cho biết, khoảng 8h ngày 17/6, vợ anh là chị Dương Mỹ Ngà đem quần áo mới giặt ra hành lang bệnh viện phơi. Sau đó lại đi vào phòng bệnh chăm sóc chồng.

Thế nhưng, bảo vệ của bệnh viện đi qua thấy quần áo phơi nên gọi lấy vào. Lúc đó, vợ anh chưa kịp lấy, thì những bảo vệ này đã gom đồ của vợ chồng anh vứt vào thùng rác rồi bỏ đi.

Có trường hợp bảo vệ bệnh viện bỏ chạy toán loạn khỏi hiện trường khi côn đồ vào hành hung bệnh nhân hoặc bác sỹ.

Theo Vi Hậu (Nguoiduatin.vn)