Xã hội

Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi

Trở lại xóm Khanh, xã Phú Cường (Tân Lạc, Hòa Bình) vào dịp cuối năm, hàng chục hộ dân đang sống trong những ngày bấp bênh sau trận lở núi kinh hoàng sáng 12/10.

Tai họa lở núi ập xuống xóm Khanh đã cướp đi 18 sinh mạng khi còn say giấc. Cả xóm nghèo giữa núi rừng Tây Bắc nhuốm màu tang thương, nỗi đau mất người thân, tài sản, khiến những người nông dân miền sơn cước vẫn chưa thể gượng dậy.

Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi
Đường vào chân thác Khanh được cắm biển cảnh báo, mọi thứ xung quanh hoang tàn, đổ nát

Hàng chục hộ dân sống gần thác Khanh đều lũ lượt rủ nhau chạy trốn khỏi vùng đất mà họ gọi tên là ‘quỷ dữ’. Con đường dẫn vào xóm hoang vu, heo hút, những mái nhà sàn đổ màu rêu phong, màng nhện giăng kín các góc cửa, chuồng trại gia súc liêu xiêu trước cơn gió mùa kéo về từng đợt.

Có một vài người ‘đánh cược mạng sống’ bám trụ ở lại thì hầu như không đêm nào ngon giấc.

Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 1
Bà Đinh Thị Chung một mình trong căn nhà vắng lạnh

Trong căn nhà sàn, bà Đinh Thị Chung (70 tuổi) trải lòng: “Ban ngày tôi đến đây trông nhà, nuôi đàn gà, còn buổi tối, trời mưa gió tôi lại chạy ra nhà bà con để ở, không giây phút nào tôi thấy yên tâm khi sinh sống ở mảnh đất này”.

Căn nhà bà Chung rỗng không, lạnh lẽo giữa tiết trời mưa phùn dịp cuối năm. Người đàn bà khắc khổ cho hay, sau vụ lở núi, toàn bộ đất trồng lúa, gieo ngô của gia đình đều bị xóa sổ. Kế sinh nhai duy nhất bị cướp đi sau đêm định mệnh khiến cả nhà không biết bấu víu vào đâu để mưu sinh.

“Các con tôi phải đi làm thuê ở thành phố, mỗi tháng chắt chiu gửi về mua ít gạo, thịt để gắng gượng sống qua ngày” - bà Chung ngậm ngùi. 

Chị Bùi Thị Liên (43 tuổi), người dân xóm Khanh đang làm thuê cho cơ sở thuốc bắc với đồng lương mỗi ngày 120 nghìn đồng để lo cho con ăn học, lo cho các khoản nợ sắp đến hạn phải trả.

Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 2
Chị Bùi Thị Liên mơ ước chuyển được căn nhà sàn ra khỏi khu vực nguy hiểm

Niềm mơ ước của gia đình chị Liên là trước Tết tìm cách chuyển căn nhà sàn từ dưới chân thác Khanh ra ngoài mặt đường lớn, thế nhưng do tài chính eo hẹp, ruộng nương bị xóa sổ, chị và gia đình đang sống trong căn lều tạm bợ dựng vệ đường trong cái giá lạnh của tiết trời Tây Bắc.

“Năm nay xóm tôi coi như mất Tết, chúng tôi đang cố xoay sở để sống, ăn hôm nay đã lo ngày mai, nghề nghiệp cũng không có, ai thuê gì thì làm, được ngày nào hay ngày đó” - chị Liên tâm sự.

Lán trại đơn sơ

Trận lở núi đã đẩy nhiều hộ dân sống vào cảnh màn trời chiếu đất. Trong lúc chờ những căn nhà mới xây xong, một số hộ dân buộc phải sống trong căn lán trại tạm bợ ven quốc lộ 6. 

Anh Bùi Văn Luân (29 tuổi) cùng vợ và hai con nhỏ ngồi trong căn lán trại dựng lên bằng mấy thanh tre, căng bạt bốn góc, nền lán được ghép từ những tấm ván lượm được trong hiện trường lở núi. 

Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 3
Lán trại tạm bợ của gia đình anh Bùi Văn Luân nằm sát quốc lộ 6

Trong căn nhà sàn, bà Đinh Thị Chung (70 tuổi) trải lòng: “Ban ngày tôi đến đây trông nhà, nuôi đàn gà, còn buổi tối, trời mưa gió tôi lại chạy ra nhà bà con để ở, không giây phút nào tôi thấy yên tâm khi sinh sống ở mảnh đất này”.

Căn nhà bà Chung rỗng không, lạnh lẽo giữa tiết trời mưa phùn dịp cuối năm. Người đàn bà khắc khổ cho hay, sau vụ lở núi, toàn bộ đất trồng lúa, gieo ngô của gia đình đều bị xóa sổ. Kế sinh nhai duy nhất bị cướp đi sau đêm định mệnh khiến cả nhà không biết bấu víu vào đâu để mưu sinh.

“Các con tôi phải đi làm thuê ở thành phố, mỗi tháng chắt chiu gửi về mua ít gạo, thịt để gắng gượng sống qua ngày” - bà Chung ngậm ngùi. 

Chị Bùi Thị Liên (43 tuổi), người dân xóm Khanh đang làm thuê cho cơ sở thuốc bắc với đồng lương mỗi ngày 120 nghìn đồng để lo cho con ăn học, lo cho các khoản nợ sắp đến hạn phải trả.

Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 4
Chị Bùi Thị Liên mơ ước chuyển được căn nhà sàn ra khỏi khu vực nguy hiểm

Niềm mơ ước của gia đình chị Liên là trước Tết tìm cách chuyển căn nhà sàn từ dưới chân thác Khanh ra ngoài mặt đường lớn, thế nhưng do tài chính eo hẹp, ruộng nương bị xóa sổ, chị và gia đình đang sống trong căn lều tạm bợ dựng vệ đường trong cái giá lạnh của tiết trời Tây Bắc.

“Năm nay xóm tôi coi như mất Tết, chúng tôi đang cố xoay sở để sống, ăn hôm nay đã lo ngày mai, nghề nghiệp cũng không có, ai thuê gì thì làm, được ngày nào hay ngày đó” - chị Liên tâm sự.

Lán trại đơn sơ

Trận lở núi đã đẩy nhiều hộ dân sống vào cảnh màn trời chiếu đất. Trong lúc chờ những căn nhà mới xây xong, một số hộ dân buộc phải sống trong căn lán trại tạm bợ ven quốc lộ 6. 

Anh Bùi Văn Luân (29 tuổi) cùng vợ và hai con nhỏ ngồi trong căn lán trại dựng lên bằng mấy thanh tre, căng bạt bốn góc, nền lán được ghép từ những tấm ván lượm được trong hiện trường lở núi. 

Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 5
Lán trại tạm bợ của gia đình anh Bùi Văn Luân nằm sát quốc lộ 6

“Gia đình tôi được nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng để dựng lại nhà mới, sau đó nhờ vay mượn tôi mua một mảnh đất nhỏ để xây. Không có tiền thuê nhân công, tôi chỉ nhờ họ hàng đến xây nhà nên tiến độ chậm hơn, Tết này đành phải để vợ con trong lán trại này”- anh Luân chia sẻ.

Không chỉ sinh hoạt chật chội trong căn lán nhỏ, gia đình anh Luân nhiều đêm mất ngủ vì không quen việc sống cạnh quốc lộ, nơi có nhiều xe tải trọng lớn đi qua.

“Có những đêm toát mồ hôi, giật bắn người, tôi ôm chặt vợ vì tiếng xe tải đi rầm rập khiến tôi tưởng có lở núi”. 

Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 6
Bữa cơm đạm bạc của gia đình anh Luân trong căn lán mỏng manh

Chị Bùi Thị Chi (vợ anh Luân) tâm sự, nhiều đêm nằm ngủ trong lán trại mà mắt cứ chực trào vì tủi thân khi ôm các con trong căn lán lạnh lẽo.

Càng buồn hơn khi kết quả học tập của con gái Thanh Hà (7 tuổi) ngày một đi xuống.

“Mọi thứ xáo trộn quá nhiều, từ chỗ ăn, chỗ ở, sinh hoạt khiến cháu chưa kịp thích nghi, tôi vẫn động viên con nhưng hoàn cảnh ngặt nghèo cũng chỉ biết ngậm ngùi”- người mẹ trẻ ngân ngấn nước mắt. 

Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 7
Xóm Khanh buồn hiu

Ông Bùi Văn Lực, Phó chủ tịch UBND xã Phú Cường cho biết, hiện còn khoảng 50% các hộ dân xóm Khanh vẫn chưa thể ổn định lại cuộc sống. Đa phần những hộ này đều bị xóa sổ đất canh tác, nhà cửa sau trận lở núi. Phần đất canh tác bị vùi lấp khoảng 2ha trên tổng diện tích toàn xóm khoảng 16ha.

Để các hộ dân sớm ổn định cuộc sống, UBND xã Phú Cường trình phương án gửi UBND huyện Tân Lạc về việc sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng của đất canh tác dành cho việc dựng nhà ở, giữa các hộ dân với nhau sẽ có thỏa thuận về chuyển nhượng đất để cân đối diện tích đất canh tác trên toàn xóm. 

Ông Đinh Văn Xiên, Phó trưởng xóm Khanh trải lòng: “Từ ngày lở núi xảy ra, bà con rất hoang mang”.  

Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 8
Cháu Đinh Công Huân (10 tuổi) 
Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 9
Chị Bùi Thị Lân (vợ trưởng thôn Bùi Văn Hức) 
Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 10
Người dân xóm Khanh bàn nhau tìm chỗ làm thuê, kiếm tiền dịp cuối năm
Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 11
Căn lều tạm của anh Bùi Văn Luân ở ven quốc lộ 6
Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 12
Căn nhà mới dựng lại
Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 13
Các hộ dân có nhà bị vùi lấp đang dựng nhà mới
Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 14
Chuồng trại liêu xiêu 
Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 15
Dưới chân thác Khanh không một bóng người

Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 16

Trở lại Hòa Bình: Nửa đêm toát mồ hôi, tiếng xe tải tưởng lở núi - 17

Theo Đoàn Bổng (VietNamNet)