Xã hội

Thống nhất dừng nhận chìm, đưa lên bờ 1 triệu m3 bùn thải

Các cơ quan chức năng đã thống nhất dừng nhận chìm, đưa 1 triệu m3 bùn cát lên bờ lấn biển theo đề xuất của Bộ TN&MT và UBND tỉnh Bình Thuận.

Các cơ quan chức năng đã thống nhất dừng nhận chìm, đưa 1 triệu m3 bùn cát lên bờ lấn biển theo đề xuất của Bộ TN&MT và UBND tỉnh Bình Thuận.

Thông tin được đưa ra tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng với các bộ ngành liên quan mới đây.

Nhiều vấn đề liên quan đến việc nạo vét trong âu tàu Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân đã được đưa ra trao đổi với mục tiêu vừa giải quyết được yêu cầu trước mắt của Vĩnh Tân 1, vừa giải quyết bài toán lâu dài cho cả âu tàu cũng như quá trình nạo vét...

Bình Thuận, Nhận chìm bùn thải, Vĩnh Tân 1, Ô nhiễm môi trường, xả thải ra biển, Phó Thủ tướng, Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng, Trần Hồng Hà...

Phương án được Bộ TN&MT và UBND tỉnh Bình Thuận trình Chính phủ ngày 31/7, cho phép công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 được đổ vật, chất từ hoạt động nạo vét vào khu vực dự trữ của cảng tổng hợp, nơi dự kiến đổ vật, chất từ hoạt động nạo vét của công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 4 để đảm bảo tiến độ của dự án theo thỏa thuận của Chính phủ với nhà đầu tư, tránh để nhà đầu tư khởi kiện và bảo đảm được vấn đề an ninh năng lượng cho khu vực phía Nam.

Vị trí này có thể tiếp nhận ngay khoảng 1,1 triệu m3 vật, chất từ hoạt động nạo vét. Các bên liên quan gồm chủ đầu tư Vĩnh Tân 1, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN - chủ đầu tư của Vĩnh Tân 4 và 4 mở rộng), công ty Đại Dương (chủ đầu tư cảng dịch vụ tổng hợp Vĩnh Tân) cơ bản đồng thuận sẽ hoán đổi để tạo điều kiện cho Vĩnh Tân 1 nạo vét sớm nhất có thể.

Bình Thuận, Nhận chìm bùn thải, Vĩnh Tân 1, Ô nhiễm môi trường, xả thải ra biển, Phó Thủ tướng, Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng, Trần Hồng Hà...

Sẽ dừng nhận chìm 1 triệu m3 bùn nạo vét tại biển Bình Thuận

Phương án đưa vật chất san lấp cảng Vĩnh Tân 1, theo Bộ TN&MT chỉ là phương án giải quyết tình thế, vì khối lượng nạo vét bùn thải vẫn phát sinh hàng năm. Chưa kể phương án này, nhiệt điện Vĩnh Tân 1 coi như "vay tạm ứng" chỗ đổ bùn nạo vét của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4.

Về lâu dài, Bộ Công thương, UBND tỉnh Bình Thuận và các cơ quan liên quan cần tiếp tục nghiên cứu thật bài bản và khoa học các phương án khác.

Việc làm có lợi hơn nhận chìm

Theo Bộ TN&MT, kinh nghiệm của quốc tế cho thấy việc xử lý vật, chất từ hoạt động nạo vét bằng biện pháp nhận chìm ở biển kèm theo các biện pháp bảo vệ môi trường chặt chẽ vẫn là giải pháp chính, hiệu quả về kinh tế

Do vậy, cần sớm có quy hoạch khu vực biển dự kiến nhận chìm vật, chất từ hoạt động nạo vét tổng thể cho toàn bộ các nhà máy thuộc Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân bao gồm các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, 3, 1 và cảng tổng hợp Vĩnh Tân.

PGS.TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng viện Hải Dương học Nha Trang cho biết, giải pháp đưa bùn cát san lấp cảng tổng hợp là giải pháp trước mắt và là giải pháp nhận được sự đồng thuận cao nhất trong bối cảnh hiện nay.

Phương án đổ thải lấn biển ở đây cũng phù hợp với đề nghị của tỉnh Bình Thuận và ý kiến phản biện của nhiều nhà khoa học. Về lâu dài, Bộ TN&MT và Bộ Công thương phối hợp với Bộ KHCN, Bộ GTVT và Cảnh sát biển VN tiếp tục nghiên cứu phương án đổ ra biển ở vị trí thích hợp và phù hợp với luật pháp của VN và luật pháp quốc tế.

“Bộ TN&MT chấp nhận phương án của tỉnh Bình Thuận là điều hợp lý, việc làm đó còn có lợi hơn việc nhận chìm. Trước kia trong phương án nhận chìm 1 triệu m3 thì Bộ TN&MT đã đồng ý cấp phép.

Bộ TN&MT khẳng định sẽ theo dõi chặt chẽ việc xả thải này, nếu làm ảnh hưởng tới rạn san hô Hòn Cau thì sẽ cho đình chỉ ngay.

Theo Kiên Trung - Anh Bùi (VietNamNet)