Xã hội

Thí sinh cần lưu ý gì về xét tuyển đại học đợt 2?

Khi kết thúc đợt xét tuyển đại học lần 1, những bạn thí sinh không may mắn hoặc muốn chuyển ngành học khác thì đợt xét tuyển đợt 2 sẽ là cơ hội để tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.

Khi kết thúc đợt xét tuyển đại học lần 1, những bạn thí sinh không may mắn hoặc muốn chuyển ngành học khác thì đợt xét tuyển đợt 2 sẽ là cơ hội để tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.

Thời gian xét tuyển nguyện vọng đợt 2

Thời gian xét tuyển đợt 2 sẽ bắt đầu từ 13/8 đến 17 giờ ngày 15/9, tùy từng trường có thể sẽ có kế hoạch tuyển sinh bổ sung riêng. Chính vì thế, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ mọi giấy tờ, hồ sơ có liên quan theo yêu cầu cũng như theo dõi sát sao thông tin trên trang của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang web của trường để nắm được chính xác. Nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển NV2 có thể qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại trường, vào ngành cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của một trường ĐH, CĐ còn chỉ tiêu xét tuyển.

Thí sinh cần lưu ý gì về xét tuyển đại học đợt 2? - ảnh 1

 Thí sinh phải cân nhắc kỹ trước khi làm hồ sơ xét tuyển đợt 2. Ảnh minh họa

Cân nhắc chọn trường

Thực chất xét tuyển đợt 2 là xét tuyển bổ sung của đợt 1, các trường ĐH, CĐ trên cả nước sẽ căn cứ vào số lượng chỉ tiêu còn thiếu để tuyển sinh sau khi đợt 1 kết thúc. Tiêu chuẩn quan trọng nhất khi nộp hồ sơ xét tuyển đợt 2 là điểm thi của thí sinh chứ không phải là việc nộp hồ sơ sớm hay muộn, bởi thời gian xét tuyển đợt này diễn ra khá dài, các bạn thí sinh cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra lựa chọn về ngành và trường học cho phù hợp (cần tính đến số lượng chỉ tiêu, điểm xét tuyển). Ngoài ra, điểm xét tuyển bổ sung thông thường sẽ bằng hoặc cao hơn đợt 1, nhiều trường thậm chí có sự chênh lệch khá lớn về điểm số giữa 2 đợt xét tuyển. 

Tuy nhiên, có một thực tế rất nhiều thí sinh sau khi trượt đợt 1 luôn cảm thấy lo lắng, điều đó dễ dẫn đến tâm lý hấp tấp đăng ký xét tuyển đợt 2 không hợp lý và tiếp tục tự đánh mất cơ hội. Theo như kinh nghiệm những năm về trước, để đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao, nhất là với các trường nằm trong "top" thì điểm của thí sinh cần cao hơn điểm xét tuyển từ 2 - 3 điểm.

Nguyên tắc xét tuyển

Nguyên tắc sẽ là xét điểm thi từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu mà trường cần, vẫn tính cả điểm ưu tiên, khu vực theo NV1. Các trường sẽ đảm bảo tất cả cho các hồ sơ hợp lệ và không có chuyện ưu tiên cho những thí sinh nộp trước.

Cách làm hồ sơ xét tuyển đợt 2

Hồ sơ xét tuyển đợt  2 của thí sinh bao gồm:

Giấy chứng nhận điểm thi đã ghi đầy đủ thông tin và có dấu đỏ của trường dự thi trước đó

Một phong bì dán sẵn tem và địa chỉ rõ ràng để nhà trường thông báo kết quả xét tuyển

Thực chất xét tuyển đợt 2 là xét tuyển bổ sung của đợt 1, các trường ĐH, CĐ trên cả nước sẽ căn cứ vào số lượng chỉ tiêu còn thiếu để tuyển sinh sau khi đợt 1 kết thúc. Tiêu chuẩn quan trọng nhất khi nộp hồ sơ xét tuyển đợt 2 là điểm thi của thí sinh chứ không phải là việc nộp hồ sơ sớm hay muộn, bởi thời gian xét tuyển đợt này diễn ra khá dài, các bạn thí sinh cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra lựa chọn về ngành và trường học cho phù hợp (cần tính đến số lượng chỉ tiêu, điểm xét tuyển). Ngoài ra, điểm xét tuyển bổ sung thông thường sẽ bằng hoặc cao hơn đợt 1, nhiều trường thậm chí có sự chênh lệch khá lớn về điểm số giữa 2 đợt xét tuyển. 

Tuy nhiên, có một thực tế rất nhiều thí sinh sau khi trượt NV1 luôn cảm thấy lo lắng, điều đó dễ dẫn đến tâm lý hấp tấp đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 không hợp lý và tiếp tục tự đánh mất cơ hội. Theo như kinh nghiệm những năm về trước, để đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao, nhất là với các trường nằm trong "top" thì điểm của thí sinh cần cao hơn điểm xét tuyển từ 2 - 3 điểm.

Theo PV (VietQ.vn)