Xã hội

Ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Đảng: Tự trọng hay trốn trách nhiệm?

Thông tin ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang xin ra khỏi Đảng gây chú ý đặc biệt cho dư luận, nhất là khi ông Thanh đang bị xem xét trách nhiệm liên quan tới việc thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

 
Thông tin ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang xin ra khỏi Đảng gây chú ý đặc biệt cho dư luận, nhất là khi ông Thanh đang bị xem xét trách nhiệm liên quan tới việc thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
ong trinh xuan thanh muon xin ra khoi dang luc nay khong phai de? hinh anh 1
Ông Trịnh Xuân Thanh

"Có thể khi tiếp nhận đơn của ông Thanh, tổ chức Đảng sẽ trả lời trường hợp của ông đang trong quá trình xem xét nên đơn xin ra khỏi Đảng cũng sẽ xem xét sau. Hiện giờ những việc liên quan đến ông Thanh đã lùm xùm, các cơ quan chức năng đang xem xét trách nhiệm mà ông ấy lại xin ra khỏi Đảng khác gì trốn tránh trách nhiệm" - ông Khiển nói.

Trong khi đó, theo ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng: Việc ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Đảng lúc này có thể vẫn sẽ được tổ chức xem xét. Theo điều lệ Đảng, nếu đảng viên không muốn ở trong Đảng nữa thì họ làm đơn xin ra khỏi Đảng để được xem xét.

"Việc ông Thanh viết đơn xin ra khỏi Đảng cũng đúng điều lệ Đảng. Còn quyết định cho ông Thanh ra khỏi Đảng hay không là thuộc quyền của tổ chức Đảng, trước hết là từ Chi bộ nơi ông Thanh đang sinh hoạt. Ông Thanh là Tỉnh ủy viên, cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý nên bước tiếp theo là Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang quyết định, nếu cần thì xin ý kiến của Ban Bí thư" - ông Hùng giải thích.

Ông Hùng cho biết thêm, đối với trường hợp một người là cán bộ, Đảng viên, nếu vi phạm pháp luật đến mức bị khởi tố điều tra thì người đó sẽ bị tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng. Khi người đó bị Tòa án kết tội, bản án có hiệu lực pháp luật thì người đó sẽ bị khai trừ khỏi Đảng.

Vẫn theo ông Hùng, khi ông Trịnh Xuân Thanh nộp đơn xin ra khỏi Đảng, có ý kiến nhận định đó là sự chạy trốn trách nhiệm, để sau này trong trường hợp cơ quan chức năng kết luận ông Thanh có sai phạm nghiêm trọng thì sẽ không bị khai trừ ra khỏi Đảng. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân ông Hùng, cũng có thể đánh giá điều đó xuất phát từ lòng tự trọng của cá nhân ông Thanh, khi ông thấy mình không còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Trước đó, trả lời trên một tờ báo, ông Trịnh Xuân Thanh cho biết, giữa tháng 7.2016 ông đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang xin ra khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 do bản thân không còn làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh nữa, nên giữ chức vụ Tỉnh ủy viên là không cần thiết”. Đến ngày 29.8 ông cũng đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang xin ra khỏi Đảng.

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cho biết đến nay nhận được bất cứ thông tin gì liên quan đến việc ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Đảng.

Liên quan đến sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh, ngày 11.7.2016, Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng đã có kết luận bước đầu. Sau kết luận này ông Thanh đã bị Hội đồng bầu cử quốc gia bác tư cách đại biểu Quốc hội (ông Thanh được giới thiệu ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội ở Hậu Giang), tiếp đến ông Thanh xin không tái cử Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng, Tổng Bí thư đã yêu cầu vụ việc cần tiếp tục được làm rõ. Trong 4 nội dung công việc được Tổng Bí thư yêu cầu làm rõ, có nội dung đáng chú lý là: Ban Thường vụ Đảng ủy Công an TƯ chỉ đạo các cơ quan chức năng của ngành công an điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng (giai đoạn 2011-2013) ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC (thời ông Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo)...

Theo Lương Kết (Dân Việt)