Xã hội

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó

Hồng - 50 tuổi, mặt mày lấm lem, thích ngồi trên chiến lợi phẩm thu nhặt mỗi ngày, là đống rác với đủ loại bao bì, túi nhựa. Người chị bốc mùi xú uế, khó thở. Đích thân bà Hồ tắm cho con gái, dù bà thậm chí còn chả nhìn rõ mặt đường dưới chân mình. Hơn 3 năm nay, càng ngày đôi mắt của bà càng mờ.

Tiếng radio vang vào hư không tĩnh mịch. Căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm phía gần cuối đường. Mùi hôi thối của rác thải và đồ ăn thừa bốc lên nồng nặc. Giữa bãi rác, chị Hồng ngồi trên một tấm bìa carton. Chị quấn một chiếc khăn trắng ngang cổ, cười điên dại, tay khều khều gắp từng sợi mì tôm. Chốc chốc, chị lại gào lên vài tiếng í ới. Nếu tiện tay, chị đập nát bất cứ thứ gì xung quanh. 

Ai ai trong thôn Đào Nguyên (xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) cũng sợ "con Hồng dở người", như cách họ vẫn gọi. Chỉ riêng bà Hồ - người đàn bà mù loà 88 tuổi, không bao giờ xem "con Hồng" là người điên cả.

Bằng tình thương vốn có của một người mẹ, bà Hồ nghe trong tiếng kêu khóc tưởng như điên như dại hàng ngày của con gái, là những nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần. Gần 90 tuổi, gần đất xa trời, bà Hồ có 2 thứ "tài sản" quý giá nhất, là chiếc radio đầu giường và đứa con gái mãi không chịu lớn. 

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó
Chị Nguyễn Thị Hồng (50 tuổi) - con gái bà Hồ.

Bà mẹ mù loà chăm con gái 50 tuổi 

Radio chuyển sang phát bài nhạc mới. Nghe tiếng chị Hồng gào khóc át cả tiếng nhạc, bà Hồ biết có người lạ tới nhà. Hơn 3 năm nay, càng ngày đôi mắt của bà càng mờ. Đi viện thăm khám, chụp chiếu đủ kiểu, bác sĩ kết luận: trong mắt có sẹo rồi, không chữa được nữa. Từ ngày đó, bà tập sống chung với bóng tối, hình hài đứa con gái cũng lùi dần vào sâu ký ức. 

Năm 20 tuổi, cô thiếu nữ Nguyễn Thị Hồ làm nghề quẩy gạo trong quân đội. Đến năm tròn 30, cô kết hôn và có một tổ ấm hạnh phúc. Hồng - đứa trẻ kháu khỉnh năm nào, là kết quả của cuộc hôn nhân viên mãn ấy. 

Lên 8 tuổi, một lần, chị Hồng bị sốt cao rồi lên cơn co giật. Viêm màng não - thứ bệnh đáng sợ làm biến đổi cơ thể chị: đôi chân gầy gò, co quắp, tay phải biến dạng. Đặc biệt, thần kinh không phát triển. Sau chừng ấy năm, hình hài người phụ nữ 50 tuổi bị trói chặt trong vỏ bọc của đứa trẻ có lớn mà chẳng có khôn. Hồng gào thét đến mức đáng sợ, người ta tìm cách xa lánh chị. Họ sợ rồi có ngày "con Hồng dở người" lại lấy đá ném vào đầu họ cũng nên, như cách chị ta từng làm với một vài người trước đó.

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 1

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 2

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 3

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 4
Căn nhà cấp 4 tạm bợ của 2 mẹ con. 

Thương con gái, mẹ Hồ cố gắng đưa Hồng đi điều trị khắp nơi. 3 lần suýt chết trong viện, bác sĩ bó vải, chỉ còn nước chờ đưa đi chôn nữa thôi, Hồng bất ngờ tỉnh dậy. Bệnh viện chật đất rồi, nên thành thử mẹ đưa Hồng về nhà, cho uống 75 chén thuốc Bắc. Cứ mỗi lần đi chợ về, mẹ lại đun thuốc cho Hồng uống. 

"Chồng mất năm 1984, gia đình nghèo lắm, chả còn gì. Trước mắt còn sáng, tôi chỉ có đi chợ, buôn mấy bó rau, mua dưa bán dưa, mua su hào bán su hào, mua gì bán nấy. Còn con Hồng nó đi lang thang cả ngày, chất rác đầy nhà" - bà Hồ thở dài thườn thượt nhìn đứa con duy nhất ngồi trước hiên nhà. Hồng vẫn mải chật vật ăn bát mì tôm ruồi nhặng bâu xung quanh. 

Sáng, tỉnh ngủ khi nào chị Hồng ra đường khi đó. Chiều, khoảng 4h, chị đi lang thang nhặt rác đến 7-8h tối. Có lúc 9h chị mới mò về, bà Hồ sốt hết cả ruột. Người ta cho gì ăn được, Hồng đều cất mang về cho mẹ. Có hôm nhặt được tờ tiền 500 đồng màu đỏ chót, chị cũng gói ghém cẩn thận.

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 5
Cách đây hơn 3 năm, mắt mẹ Hồ mờ dần rồi tối hẳn.

Người nào biết hoàn cảnh mẹ con bà Hồ, đều chủ động "né" chị Hồng. Phần còn lại chỉ trỏ, hùa nhau trêu chọc để Hồng phải gầm rú như một con mãnh thú giữa phố. Vừa rồi, Hồng ngã xuống mương, may được người dân phát hiện kịp thời nên thoát chết. Hôm bữa đi lên đê nhặt rác, Hồng bị xe máy cán trúng đầu, chảy máu nhiều, nhập viện nằm 3 ngày. Đợt đó bà Hồ cứ nghĩ thế là hết rồi, nhưng may sao, số mệnh Hồng cao, khỏi bệnh chị lại về nhà với mẹ.

"Nuôi thì nuôi nhưng chả ngăn được nó, nó đi đâu cứ đi. Tôi ở nhà nghe đài. Cứ 2 tháng mẹ con lại bán đống rác thải nó tha về nhà, nhiều lắm cũng được 50, 60 ngàn. Ai cho tiền, nó mang về cho mẹ. Có khi 5 đồng cũ ngày xưa, đỏ đỏ ý, người ta vứt ở đường cũng đem về cho mẹ".

Mỗi ngày, bà Hồ đều nấu cơm chờ con gái về. Bữa ăn mì tôm, bữa ăn cháo. Trong nhà có gì thì bà nấu. Hồng cũng biết đun nấu, nhưng ẩu. Đến mức cháy nhà 3 lần. Chị cứ đun cho cháy, cháy xong lại xây. Mỗi lần hoả hoạn, chính quyền địa phương vận động góp tiền xây cho mẹ con căn nhà mới. Dù đã căn dặn bà Hồ không được để chị Hồng cầm bật lửa, nhưng người dân vẫn nơm nớp lo sợ, không biết liệu có lần thứ 4, thứ 5 hay không. 

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 6
Chị Hồng đang ăn bữa trưa của mình, một bát mì tôm ruồi nhặng bâu xung quanh.

"Hồng ơi, thế mày quên mẹ rồi à?"

Hồng mặt mày lấm lem, thích ngồi trên chiến lợi phẩm thu nhặt mỗi ngày, là đống rác với đủ loại bao bì, túi nhựa. Không ai được chạm vào "bãi rác" của Hồng, kể cả mẹ Hồ. Mỗi lần phát hiện mất thứ gì, chị lại gào thét, rồi quay sang đập phá đến nỗi nhức đầu quá, mẹ già van xin mãi chị mới chịu ngưng. 

Người Hồng bốc mùi xú uế, khó thở. Đích thân bà Hồ tắm cho con gái, dù bà thậm chí còn chả nhìn rõ mặt đường dưới chân mình. Chị Hồng thích mặc quần đùi, không thích quần dài, dù trời lạnh hay nắng nóng.

Mấy nay trời trở lạnh, chị Hồng chọn một chiếc áo khoác dài. 2 tay áo chị đem cắt bỏ, để cánh tay ngắn cũn như chiếc áo phông. Đến phần khuy áo, mãi bà Hồ mới kéo được phéc-mơ -tuya cho con gái. Chị Hồng nhìn mẹ, cười hề hề. 

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 7
Chị ngồi giữa bãi rác của riêng mình.
Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 8
Bát mì tôm ăn dở.

"Mỗi lần nó lên cơn thì mẹ cũng chạy. Nó quát mình, nó kêu gào. Cánh cửa nó cứ đóng ra đập vào. Mỗi lần như thế đừng ai cản nó...". Những lúc bình yên chỉ có 2 mẹ con với nhau, Hồng cười nhiều. Nụ cười ngô nghê mà chân thành. 

Dù có đi lang thang nhiều nơi, nhưng hễ trời tối chị Hồng đều biết đường mò về nhà. Cách đây không lâu, chị bỏ nhà đi biền biệt tận một năm. Mắt kém, lại không biết đi đâu tìm con, bà Hồ ngồi một chỗ ngóng trông từng ngày. 

Có anh hàng xóm đi công tác tận Yên Bái thấy bóng dáng Hồng nên gọi về nhà, nhờ vợ qua báo tin cho bà Hồ biết. Mọi người tắm rửa, mua bộ quần áo mới rồi đưa Hồng về nhà. Đến cổng làng, mẹ Hồ ra đón con gái. Bà hỏi: "Hồng ơi, thế mày quên mẹ rồi à?".

Chị Hồng cứ thế khóc. 

Rồi chị vén cạp quần, lấy ra một chiếc túi nilon đưa cho mẹ. Về nhà bà Hồ đếm được bên trong có 100 ngàn.

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 9
Cuộc đời khó nhọc nhưng mẹ Hồ nhất quyết không vào trung tâm bảo trợ xã hội.

Mỗi tháng bà Hồ được hưởng 500 nghìn tiền hộ nghèo, chị Hồng có 500 nghìn tiền hỗ trợ bệnh tật. Người mẹ 88 tuổi sống không có lương hưu, chỉ biết bám vào tình thương của bà con lối xóm. Bên trong căn nhà cấp 4 vừa tối vừa ẩm mốc, chẳng có thứ tài sản gì quý giá. Nhưng bà Hồ bảo mùa đông thì ấm lắm, hai mẹ con cứ thế ôm nhau ngủ qua ngày. 

"Sống chết nhờ trời, tôi chả biết đến mong ước gì. Sống được lúc nào tôi còn nuôi nó, sau này tôi chết cũng chẳng biết gửi nó cho ai". Bà Hồ vừa dứt lời, chị Hồng đưa cho mẹ túi bánh vừa nhặt được sáng nay. 

Dù chính quyền xã có mong muốn đưa hai mẹ con vào trung tâm bảo trợ xã hội, nhưng bà Hồ không đồng ý. Chỉ đến khi bà Hồ chết, mọi người muốn đưa chị Hồng đi đâu thì tuỳ. Nhiều tuổi rồi, cũng gần đất xa trời, bà chỉ muốn được sống với con, không thì ai nuôi chị Hồng? Bà biết cười với ai? Cười với cái nhà à? 

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 10

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 11

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 12

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 13
Cuộc sống ngày qua ngày sống nhờ bằng tình thương của các mạnh thường quân.

"Nếu muốn vào trung tâm thì tôi đã vào 4, 5 năm nay rồi. Nhưng tôi không muốn. Lỡ sau này tôi có chết trước thì mọi người đưa nó vào trung tâm cũng được. Hiện tại, cứ mặc 2 mẹ con tôi nuôi nhau qua ngày".

Chứng kiến cuộc sống kham khổ của người mẹ mù loà bên đứa con gái ngây dại, thế mới biết tận cùng của cái khổ, cái nghèo là những viễn cảnh thảm thương đến cùng cực. Chiếc radio vẫn phát ra những âm sắc tươi vui của cuộc sống, trong chính căn nhà có 2 người phụ nữ cùng chung số phận. 

Dù đã 88 tuổi, bà Hồ vẫn chẳng buồn tính đến chuyện tương lai. Với bà, việc sống qua từng ngày từng giờ, nó quan trọng hơn nhiều viễn cảnh phía trước. Bởi rõ là, cuộc sống bấp bênh như thế, trong sự nghèo khổ khốn cùng, chẳng ai "thèm" bận nghĩ tới ngày mai, những ngày sau nữa...

Ở Hà Nội, có một người mẹ mù gần 90 tuổi vẫn ngày đêm chăm đứa con gái 'điên': Còn sống được lúc nào, thì tôi còn nuôi nó - 14
Mẹ Hồ bảo, khi nào mẹ chết rồi thì đưa Hồng vào trung tâm cũng được, may ra có người khác thay mẹ chăm sóc chị.

Theo Minh Nhân (Trí Thức Trẻ)