Xã hội

Những gương mặt hoảng loạn sau vụ sạt núi 'xóa sổ' 28 ngôi nhà trong một bản

Sau vụ sạt lở núi kinh hoàng, 28 hộ dân với 162 nhân khẩu bỗng chốc lâm vào cảnh “màn trời, chiếu đất”.

Chiều 28/6, nhóm phóng viên tiếp tục di chuyển qua tỉnh lộ 129 đến huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Tại Km26-Km27, vẫn còn vết tích kinh hoàng khi hàng ngàn khối đá sạt lở từ 2 bên quả đồi đổ ụp xuống chắn ngang đường. Có những khối đá to bằng mấy gian nhà khiến tuyến đường bị tê liệt.

Những gương mặt hoảng loạn sau vụ sạt núi 'xóa sổ' 28 ngôi nhà trong một bản

Những gương mặt hoảng loạn sau vụ sạt núi 'xóa sổ' 28 ngôi nhà trong một bản - 1
Những tảng đá to lớn dội từ trên đỉnh đồi núi xuống tỉnh lộ 129 khiến giao thông vào huyện Sìn Hồ ách tắc, người dân rợn người không dám đi qua. Ảnh: PV

Những ngày qua, lực lượng chức năng đã huy động máy móc, thiết bị phá đá, san gạt sang hai bên tạo lối đi ở giữa cho các phương tiện lưu thông.

Mưa lớn dẫn đến lũ quét các ngày 23-24/6 đã cướp đi 16 mạng người ở Lai Châu. Hiện vẫn còn 9 người mất tích chưa được tìm thấy; 15 người khác bị thương đang được tích cực điều trị.

Những gương mặt hoảng loạn sau vụ sạt núi 'xóa sổ' 28 ngôi nhà trong một bản - 2
Sìn Hồ là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận lũ vừa qua.

Tại tỉnh Lai Châu, huyện Sìn Hồ là huyện có thiệt hại nặng nề nhất với 11 người chết, 6 người mất tích. Trong khi lực lượng cứu hộ, cứu nạn đang khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ thì khoảng 14h chiều 26/6, người dân thôn Sáng Tùng (xã Tả Ngảo) phát hiện có vết nứt ở trong bản. 

Những gương mặt hoảng loạn sau vụ sạt núi 'xóa sổ' 28 ngôi nhà trong một bản - 3
Cảnh hoang tàn sau vụ sạt lở tại bản Sáng Tùng.

Ngay sau khi nhận được thông tin, chính quyền UBND xã Tả Ngảo đã chỉ đạo tập trung di dời toàn bộ người dân đi ra khỏi khu vực có vết nứt.

Trong bản có 28 hộ dân với 162 người. Do tình thế cấp bách nên người dân phải bỏ lại toàn bộ tài sản để di chuyển đến nơi an toàn. Đến rạng sáng 27/6, toàn bộ bản Sáng Tùng bị sạt lở xuống khe suối, 28 ngôi nhà bị vùi lấp trong đống đất đá.

Những gương mặt hoảng loạn sau vụ sạt núi 'xóa sổ' 28 ngôi nhà trong một bản - 4

Những gương mặt hoảng loạn sau vụ sạt núi 'xóa sổ' 28 ngôi nhà trong một bản - 5
Những ngôi nhà đổ nát...

Đoạn đường từ huyện Sìn Hồ vào xã Tả Ngảo vẫn rất khó khăn, lực lượng chức năng phải huy động nhiều máy xúc làm việc liên tục để thông đường tạm cho mọi người đi lại.

Đến đầu bản Sáng Tùng, đồ đạc gồm chăn, màn, đồ dùng cá nhân, một số lương thực được người dân xếp bên đường. 28 hộ gia đình với 162 người đang phải ở nhờ nhà của những người dân khác trong bản.

Những gương mặt hoảng loạn sau vụ sạt núi 'xóa sổ' 28 ngôi nhà trong một bản - 6
Đường giao thông bị chia cắt do sạt lở.
Những gương mặt hoảng loạn sau vụ sạt núi 'xóa sổ' 28 ngôi nhà trong một bản - 7
Lương thực sống qua ngày của người dân.

Một số gia đình vẫn kịp mang theo lợn trước khi nhà bị vùi lấp. Những chú lợn được người dân trói chân và cột ở ven đường. Từ ngày bị mất nhà đến nay, người dân chủ yếu ăn bánh mì, uống sữa và ăn mì tôm.

Nhận được tin báo, Công an tỉnh Lai Châu đã tăng cường gần 300 cán bộ, chiến sĩ vào bản Sáng Tùng ứng cứu, giúp đỡ người dân. Lực lượng Công an đã căng bạt dựng lều cho người dân có nơi ở tạm an toàn, đồng thời vận chuyển lương thực thực phẩm hỗ trợ bà con.

Những gương mặt hoảng loạn sau vụ sạt núi 'xóa sổ' 28 ngôi nhà trong một bản - 8

Những gương mặt hoảng loạn sau vụ sạt núi 'xóa sổ' 28 ngôi nhà trong một bản - 9
Những khuôn mặt thất thần vì mất sạch nhà cửa cùng tài sản.

Em Hạng Thị Thứ (SN 2000) biết gia đình của chú và bác bị đất đá vùi lấp nhưng do phải thi THPT Quốc gia nên đến sáng 28/6 em mới về nhà. Rất may, chính quyền xã Tả Ngảo đã vận động người dân di dời từ rất sớm nên không có thương vong về người.

Ngôi bên bờ suối, nhiều người dân khác hướng mắt về ngôi nhà mà cách đây chỉ vài ngày, nó còn là mái ấm của họ.

Những gương mặt hoảng loạn sau vụ sạt núi 'xóa sổ' 28 ngôi nhà trong một bản - 10
Người dân ăn vội bát mì do đoàn cứu trợ đưa đến.
Những gương mặt hoảng loạn sau vụ sạt núi 'xóa sổ' 28 ngôi nhà trong một bản - 11
Gần 200 người dân bản Sáng Tùng đang trắng tay.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Bí thư Huyện ủy Sìn Hồ cho biết, huyện đã cử lực lượng trực 24/24 giờ để hỗ trợ người dân. Ngoài hỗ trợ lương thực, thực phẩm và tiền mặt, chính quyền địa phương đang khẩn trương xây dựng khu tái định cư để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Bộ Y tế yêu cầu triển khai công tác y tế khắc phục hậu quả mưa lũ

Để chủ động công tác khắc phục và ứng phó với những diễn biến bất thường của mưa lũ, Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế các tỉnh thành bị ảnh hưởng của mưa lũ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến, triển khai công tác khắc phục hậu quả; Tập trung cùng các cấp, ban ngành tổ chức tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi, động viên hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; Cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ có nguy cơ bị thiếu đói, nhất là các hộ bị mất nhà cửa, tuyệt đối không để người dân bị đói, bị thiếu thuốc khi ốm đau.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương cần củng cố lại những cơ sở y tế bị ảnh hưởng do mưa lũ, đảm bảo lại cơ sở vật chất để nhanh tróng phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong vùng ảnh hưởng; Đồng thời triển khai ngay công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại những nơi mưa lũ đã rút, đề phòng dịch bệnh có thể phát sinh.

Theo Nhóm PV (Giadinh.net.vn)