Xã hội

Nghi lễ tuyên thệ của lãnh đạo Nhà nước có gì thay đổi?

 Để đảm bảo tính trang nghiêm, khi tuyên thệ các đại biểu Quốc hội được mời đứng lên như lúc chào cờ và không quay phim, chụp ảnh.

Để đảm bảo tính trang nghiêm, khi tuyên thệ các đại biểu Quốc hội được mời đứng lên như lúc chào cờ và không quay phim, chụp ảnh.

“Lần này chúng ta phải đảm bảo tính trang nghiêm. Khi tuyên thệ mời các đại biểu Quốc hội đứng lên như lúc chào cờ và Văn phòng Quốc hội sẽ có thông báo không quay phim, chụp ảnh” – ông Phúc nói.

Đồng thời, Đoàn chủ tịch cũng xuống dưới chứng kiến nghi lễ. Sau khi các chức danh ra mắt, tuyên thệ sẽ không có phần tặng hoa.

Đáng lưu ý, trong phần tuyên thệ trước đây có câu: "Đứng trước cờ…" được sửa thành "Dưới lá cờ…" và cờ Tổ quốc được kéo cao.

Theo ông Phúc, các thay đổi này được đưa ra trên cơ sở tiếp thu các góp ý của đại biểu, cử tri và văn bản đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quốc hội cũng đã nghiên cứu tiếp thu 68 văn bản nghi lễ tuyên thệ từ các nước trên thế giới.

Nghi le tuyen the cua lanh dao Nha nuoc co gi thay doi? hinh anh 1
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong nghi lễ tuyên thệ ngày 31/3. Trong lễ tuyên thệ sắp tới, Đoàn Chủ tịch sẽ rời bục, xuống dưới chứng kiến. Ảnh: Hoàng Hà.

"Mỗi nước có cách làm khác nhau, còn chúng ta sẽ giữ nguyên lời tuyên thệ như kỳ họp lần trước. Tóm lại, nghi lễ rất ngắn, tuyên thệ ngắn gọn. Còn phát biểu nhậm chức thì khác, dài hơn", ông Phúc nói.

Trước đó, Quốc hội đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình ý kiến về nghi lễ tuyên thệ sau khi đã nghiên cứu lễ tuyên thệ của nguyên thủ các nước.

Tại kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIII, nghi lễ tuyên thệ nhậm chức được tiến hành đối với các chức danh lãnh đạo nhiệm kỳ 2011-2016 gồm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình. Lần này, nghi lễ tiếp tục thực hiện sau kiện toàn 4 chức danh lãnh đạo cho nhiệm kỳ 2016-2021.
 

Theo N.Lâm (Zing.vn)