Xã hội

Mặc “bão điểm cao” khối ngành nông – lâm vẫn lấy chuẩn… kịch sàn

Trong khi điểm chuẩn của rất nhiều trường đại học năm nay tăng vọt, thậm chí có ngành tăng từ 2 – 4 điểm so với năm trước thì các ngành khối Nông – Lâm – Ngư vẫn lấy điểm chuẩn… kịch sàn.

Trong khi điểm chuẩn của rất nhiều trường đại học năm nay tăng vọt, thậm chí có ngành tăng từ 2 – 4 điểm so với năm trước thì các ngành khối Nông – Lâm – Ngư vẫn lấy điểm chuẩn… kịch sàn.

Khối ngành Nông - Lâm  - Ngư có nhu cầu nhân lực rất cao trong tương lai (ảnh minh họa: IT)

Trường này cũng quy định mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1,0 điểm và giữa các khu vực kế tiếp là 0,5 điểm.

Tương tự, điểm trúng tuyển các ngành khối Nông – Lâm của ĐH Cần Thơ cũng ở mức thấp nhất so với mặt bằng chung của trường. Cụ thể, các ngành Khoa học đất, Toán ứng dụng, Kỹ thuật Vật liệu, Vật lý kỹ thuật, Kỹ thuật công trình thủy, Kỹ thuật Tài nguyên nước, Công nghệ Rau hoa quả và Cảnh quan, Phát triển Nông thôn, Lâm sinh lấy điểm trúng tuyển bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD ĐT quy định: 15,5 điểm.

Ngoải ra, chương trình đào tạo đại trà tại khu Hòa An cũng lấy điểm các ngành Nông lâm nghiệp ở mức 15,5. Thậm chí, chương trình đào tạo tiên tiến và chương trình chất lượng cao cũng chỉ lấy ở mức 15,75 đối với ngành Nuôi trồng thủy sản.

Tại trường ĐH Đà Lạt tình hình cũng không khá hơn đối với các ngành này. Mặc dù chỉ có 4 ngành đào tạo có liên quan đến nông nghiệp nhưng cả 4 ngành này đều chỉ lấy mức điểm bằng sàn là 15,5 điểm. Đó là các ngành: Nông học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường và Công nghệ sau thu hoạch.

Tương tự, ĐH Vinh cũng lấy điểm sát sàn là 15,5 đối với các ngành Nông học, Nuôi trồng thủy sản, Khoa học môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường; Quản lý đất đai, Khuyến nông, Chăn nuôi.

Theo các chuyên gia giáo dục, tình trạng thí sinh không mặn mà với khối ngành Nông – Lâm – Ngư đã diễn ra nhiều năm nay khiến cho việc tuyển sinh các khối ngành này luôn gặp khó khăn.

“Nguyên nhân vẫn là do quan điểm của nhiều gia đình, nhiều thí sinh vẫn cho rằng học Nông – Lâm nghiệp sau ra trường không những khó xin việc mà còn phải “chân lấm tay bùn” vất vả. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Rất nhiều ngành đào tạo các lĩnh vực này sinh viên có việc ngay sau khi ra trường vì nhu cầu nhân lực cao, mức lương rất khá, môi trường làm việc tốt và không nhất thiết phải ra đồng, xuống ruộng” – ông Nguyễn Quốc Cường – Phó Ban đào tạo, Hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM cho biết.

Theo Tùng Anh (Dân Việt)