Xã hội

Kê khai tài sản: Còn những trường hợp gây hoài nghi trong dư luận

Phó tổng thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn cho biết, năm 2016 có 1.113.422 người kê khai tài sản, 77 người được xác minh, 3 trường hợp thiếu trung thực, trong đó có cả cán bộ cao cấp.

Phó tổng thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn cho biết, năm 2016 có 1.113.422 người kê khai tài sản, 77 người được xác minh, 3 trường hợp thiếu trung thực, trong đó có cả cán bộ cao cấp.

ke khai tai san: con nhung truong hop gay hoai nghi trong du luan hinh anh 1
 

Thông tin trên nằm trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) năm 2017 do ông Đặng Công Huẩn trình bày trước Ủy ban Tư pháp Quốc hội chiều nay 5.9 và tờ Tuổi trẻ đã thông tin.

Theo báo cáo, đã có 4 trường hợp người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật (Quảng Nam 1 người, Kiên Giang 3 người).

"Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn lúng túng trong việc xác định mức độ trách nhiệm của người đứng đầu cấp trên đối với sai phạm của người đứng đầu cơ quan cấp dưới hoặc trong trường hợp sai phạm liên quan

Cũng theo báo cáo của Chính phủ, năm 2017 có hơn 1,2 triệu lượt cán bộ, công chức, viên chức, người dân được phổ biến, giới thiệu, giáo dục pháp luật về PCTN với hơn 17 nghìn lớp tuyên truyền, quán triệt pháp luật về PCTN được tổ chức và trên 135 nghìn cuốn sách, tài liệu về PCTN được phát hành.

"Tình hình tham nhũng năm 2018 dự báo sẽ tiếp tục có dấu hiệu giảm. Sự chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN và nỗ lực của các cơ quan chức năng trong PCTN, nhất là việc kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng sẽ củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân, có tác dụng răn đe rõ rệt; vừa cảnh tỉnh, cảnh báo, ngăn chặn tham nhũng vừa khích lệ các nhân tố tích cực tham gia PCTN" - phó tổng thanh tra nhận định.

Một trong những biện pháp được Chính phủ đề nghị là "hoàn chỉnh dự án luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, luật Tố cáo sửa đổi trình Quốc hội khóa XIV, xây dựng cơ chế quản lý nhà nước, quản lý xã hội công khai, minh bạch".

Đồng thời, các cơ quan có trách nhiệm sẽ tăng cường, tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng như đất đai, tài nguyên khoáng sản, các dự án BOT, BT, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài, công tác cán bộ…

"Kịp thời thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh gây thất thoát, thua lỗ lớn và bức xúc trong xã hội" - ông Đặng Công Huẩn cho biết.

Cũng theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, thẩm tra bước đầu báo cáo của Chính phủ, phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường nhận định: Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa thực sự hiệu quả.

Đáng nói nhất là biện pháp kiểm soát tài sản hiệu quả thấp, số lượng bản kê khai tài sản nhiều nhưng số lượng phải xác minh, số đối tượng bị xem xét trách nhiệm vì kê khai không trung thực rất ít, còn những trường hợp gây hoài nghi trong dư luận như tài sản của ông Phạm Sỹ Quý - giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Yên Bái.

Việc tặng quà, lợi dụng tặng quà để hối lộ vẫn chưa kiểm soát được. Điển hình, tại vụ án OceanBank đang xét xử, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khai trong 5 năm đã dùng 200 tỉ đồng làm quà tặng.

 

Qua hơn 5.000 cuộc thanh tra hành chính và hơn 190.000 cuộc thanh tra chuyên ngành đã được triển khai, ngành thanh tra đã phát hiện vi phạm hơn 34.000 tỉ đồng, hơn 5.800 ha đất; kiến nghị thu hồi hơn 19.500 tỉ đồng và trên 5.000 ha đất.

Cơ quan thanh tra cũng yêu cầu xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý hơn 14.700 tỉ đồng, 729 ha đất; quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân với số tiền 3.180 tỉ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 83 vụ, 176 đối tượng.

Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến nghị xử lý tài chính gần 40.000 tỉ đồng.

Theo P.V (Dân Việt)