Xã hội

Hành khách lại bức xúc vì Vietjet Air

Trong khi dư âm của vụ từ chối vận chuyển người khuyết tật của Vietjet Air còn chưa lắng xuống, hãng hàng không này lại bị khách hàng phản ánh vì cách hành xử coi thường "thượng đế".

Trong khi dư âm của vụ từ chối vận chuyển người khuyết tật của Vietjet Air còn chưa lắng xuống, hãng hàng không này lại bị khách hàng phản ánh vì cách hành xử coi thường "thượng đế".
Gửi hành lý, vali tiền triệu bị vỡ
 
Theo phản ánh của hành khách P.H.S đi chuyến bay JV 180 khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh – Hà Nội vào hồi 19 giờ 20 phút ngày 4/4/2015, sau khi hành lý ra khỏi băng chuyền, chiếc Vali của hiệu POLO & RACOUET CLUBO còn mới tới 99% (một loại vali được sản xuất khá chắc chắn, độ bền cao, có thể chịu được lực va đập) của anh bị một vết vỡ lớn dọc theo chiều dài, làm bung rời hẳn ra một miếng khá lớn.
 

Chiếc vali bị phát hiện vỡ khi lấy ra khỏi băng hành lý. Nhân viên Vietjet đang chụp lại hiện trạng. Ảnh do nhân vật cung cấp.

 
Ngay sau khi phát hiện ra hành lý bị hư hỏng, anh P.H.S đã báo nhân viên của Vietjet. Nhân viên tên là Hương, giới thiệu là đại diện cho hãng có lời xin lỗi và hứa giải quyết đúng quy định.
 
Sau 4 ngày kể từ lúc phát hiện và lập biên bản xác nhận tài sản bị hư hỏng, đại diện phía Vietjet liên hệ qua điện thoại với anh P.H.S thông báo là chỉ bồi thường tài sản bị hư hỏng là 300 ngàn đồng, trong khi giá trị thực tế của chiếc vali bị hỏng 2,6 triệu đồng.
 
"Trong quá trình lập biên bản xác nhận, tôi yêu cầu phải lập nội dung chi tiết đánh giá tài sản bị hư hỏng, để làm căn cứ giải quyết bồi thường. Ngược lại yêu cầu của tôi, nhân viên của Vietjet lại lập biên bản thực hiện theo mẫu có sẵn rất qua loa, chung chung, sơ sài, phải chăng là “kỹ năng” của Vietjet nhằm “lách” nghĩa vụ bồi thường theo đúng giá trị tài sản bị hư hỏng?", anh P.H.S bức xúc nói.
 
Trao đổi với PV, một hành khách đi cùng chuyến bay với anh P.H.S cho biết, ngay sau khi hành lý ra khỏi băng chuyền, tôi đã phát hiện ra chiếc Vali (một loại vali được sản xuất khá chắc chắn, độ bền cao, có thể chịu được lực va đập manh) bị một vết vỡ lớn dọc theo chiều dài của chiếc vali, làm bung rời hẳn ra một miếng khá lớn. Điều này cho thấy chiếc vali trong quá trình sắp xếp, vận chuyển lên khoang máy bay hoặc trong lúc dỡ hàng đã bị quăng một lực rất mạnh. Vị hành khách này cũng cho rằng, từ việc chiếc va li bị vỡ có thể đặt câu hỏi là nhân viên vận chuyển, xếp dỡ của Vietjet đã rất cẩu thả, vô trách nhiệm trong thực hiện công việc. Hành vi nay thể hiện những nhân viên này được đào tạo/huấn luyện rất sơ sài về kỹ năng cũng như đạo đức, thái độ làm việc, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc, coi thường tài sản của hành khách. 
 
Cũng theo vị hành khách này, ngay sau khi phát hiện ra hành lý bị hư hỏng, tôi cùng với chủ nhân của chiếc vali đã báo ngay cho nhân viên của Vietjet, nhân viên của Vietjet đã có lời xin lỗi và hứa giải quyết đúng quy định, tuy nhiên việc lập biên bản xác nhận chi tiết bị hư hỏng để làm căn cứ giải quyết bồi thường thì ko được đáp ứng. Việc lập biên bản theo mẫu có sắn rất qua loa, chung chung, sơ sài. Đây có phải là thủ đoạn của Vietjet để nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ bồi thường theo đúng giá trị tài sản bị hư hỏng?
 
Bồi thường cho xong?
 
Vietjet gần đây bị dư luận lên án rất nhiều về thái độ phục vụ, chất lượng dịch vụ như thường xuyên bị chậm chuyến, hủy chuyến, gấn đây nhất là bị lên án vì tư chối vận chuyển người khuyết tật (tại sân bay Đà Nẵng) mặc dù họ đã mua vé khứ hồi. 
 
Liên quan đến vụ việc, luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng Luật sư Phạm Sơn, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho rằng, việc VJ thông báo mức bồi thường 300k cho chiệc Vali trị giá gần 2trieu đồng là không chấp nhận đc, vi phạm luật hàng không dân dụng Việt Nam, coi thương hành khách.
 
Theo luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Điều 166 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đã quy định rõ mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển. Theo điểm d khoản 1 điều luật này, đối với vận chuyển hàng hóa, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng… là 17 đơn vị tính toán cho mỗi ký hàng hóa (xem cách tính chi tiết trong bài viết). Trường hợp người gửi hàng có kê khai giá trị của việc nhận hàng hóa tại nơi đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế.
 
Điều 167 luật này cũng lưu ý: “Mọi thỏa thuận của người vận chuyển với hành khách, người gửi hàng… nhằm miễn, giảm mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển theo quy định tại Điều 166 của luật này đều không có giá trị pháp lý. Người vận chuyển có thể thỏa thuận với hành khách, người gửi hàng… về các mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cao hơn các mức giới hạn trách nhiệm quy định tại Điều 166 của luật này”.
 
Như vậy, "có thể hiểu rằng các hãng máy bay có thể đưa ra mức bồi thường riêng cho hãng mình nhưng phải đảm bảo tiêu chí hoặc bằng hoặc cao hơn chứ không được thấp hơn mức luật định", luật sư Nguyễn Văn Kiệm nói.
 
Với một Hàng không lớn như VJ mà trong một thời gian ngắn để xẩy ra nhiều chuyện không hay như vậy, nhưng trong quá trình xử lý, giải quyết các khủng hoảng, vướng mắc lại yếu kém, thiếu chuyên nghiệp như vậy thì làm sao lấy được niềm tin với khách hàng như tiêu chí đã để ra “Bay là thích ngay”. Ban lãnh đạo vJ, Cục hàng không cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các sai phạm của VJ để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
 
>> VietJet Air từ chối vận chuyển người khuyết tật nặng?
 
Theo Nhật Lâm (Vnmedia.vn)