Xã hội

Đóng cửa ngay cửa hàng tăng giá, "móc túi" người dân sau bão

Đó là chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh đối với các sở ngành liên quan trong việc thực thi kiểm soát giá cả thị trường sau bão, đáng chú ý nhất là giá vật liệu xây dựng.

Đó là chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh đối với các sở ngành liên quan trong việc thực thi kiểm soát giá cả thị trường sau bão, đáng chú ý nhất là giá vật liệu xây dựng.

Theo ông Thắng, đã có những thông tin phản ánh của người dân về tình trạng giá vật liệu xây dựng (VLXD) của nhiều cơ sở kinh doanh tại một số địa phương chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 10. Tỉnh đặc biệt quan tâm đến thông tin này và kiên quyết ngăn chặn, không để xảy ra thực trạng như phản ánh của người dân.

 Với hơn 60.000 ngôi nhà bị tốc mái, đổ sập do bão số 10 gây ra, nên sau bão nhu cầu về tấm lợp của người dân Hà Tĩnh là rất lớn.

Với hơn 60.000 ngôi nhà bị tốc mái, đổ sập do bão số 10 gây ra, nên sau bão nhu cầu về tấm lợp của người dân Hà Tĩnh là rất lớn.

“Người dân chịu thiệt hại quá nặng nề, Trung ương, người dân các tỉnh bạn còn chung tay hỗ trợ người dân Hà Tĩnh, thế nên không thể chấp nhận được chuyện người dân trên địa bàn lại không hỗ trợ, giúp đỡ nhau. Tình người lúc này phải được thể hiện cao nhất, bất cứ cơ sở kinh doanh nào tăng giá vào lúc này phải bị lên án và phải bị xử lí nghiêm”- ông Thắng nói.

Ngoài việc xử phạt hành chính, biện pháp mạnh mà Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh nêu ra là cơ quan chức năng rút ngay giấy phép đăng ký kinh doanh, đóng cửa những công ty, cửa hàng lợi dụng hậu quả mưa bão để tăng giá, móc túi người dân.

Người dân Hà Tĩnh đổ xô về các cơ sở buôn bán VLXD để mua tấm lợp khắc phục lại nhà cửa bị hư hỏng.

Người dân Hà Tĩnh đổ xô về các cơ sở buôn bán VLXD để mua tấm lợp khắc phục lại nhà cửa bị hư hỏng.

“Chúng tôi đã yêu cầu ngay lực lượng quản lí thị trường (QLTT) phối hợp với công an, chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ và báo cáo nhanh thực trạng giá cả thị trường tại các điểm nóng về khắc phục hậu quả mưa bão” – ông Thắng cho hay.

Ông Nguyễn Cự Dũng, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lí thị trường (QLTT) Hà Tĩnh cho biết, nhằm bình ổn giá cả, đặc biệt là đối với mặt hàng VLXD sau bão, Chi cục đã tập trung tối đa lực lượng, trong đó có việc huy động cả lực lượng ở những vùng ít chịu ảnh hưởng của cơn bão số 10 về tăng cường tai hai điểm nóng là huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh.

Ông Dũng cho biết, lực lượng đã đến tận từng cơ sở buộc chủ các cơ sở kí cam kết không bán tăng giá, đồng thời giám sát luôn việc bán sản phẩm cho người dân.

 Lực lượng QLLT Hà Tĩnh đến từng cơ sở kinh doanh yêu cầu ký cam kết không bán tăng giá trong giai đoạn nhân dân đang chịu thiệt hại nặng nề.

Lực lượng QLLT Hà Tĩnh đến từng cơ sở kinh doanh yêu cầu ký cam kết không bán tăng giá trong giai đoạn nhân dân đang chịu thiệt hại nặng nề.

Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Tĩnh thừa nhận có hiện tượng tăng giá bán, đặc biệt là đối với giá VLXD, nhưng mức tăng này là không đáng kể và xuất phát từ yếu tố khách quan.

“Hiện tại khu vực Kỳ Anh, Cẩm Xuyên do điện vẫn chưa có, các cơ sở kinh doanh phải dùng máy nổ để hoạt động. Đây là chi phí nằm ngoài tính toán ban đầu, nên các cơ sở kinh doanh phải tăng nhẹ để bù đắp chi phí phát sinh”- ông Dũng nói.

 Lực lượng QLTT còn nắm thông tin từ người mua để đối chiếu. Nếu đơn vị nào bị phản ánh không trung thực trong việc ký cam kết, vẫn tăng giá bán, sẽ bị xử lí nghiêm theo chỉ đạo của tỉnh.

Lực lượng QLTT còn nắm thông tin từ người mua để đối chiếu. Nếu đơn vị nào bị phản ánh không trung thực trong việc ký cam kết, vẫn tăng giá bán, sẽ bị xử lí nghiêm theo chỉ đạo của tỉnh.

Ông Dũng cung cấp số điện thoại đường dây nóng của Chi cục QLTT tỉnh - 02393.950.789 - để người dân khi phát hiện có thể gọi điện phản ánh, tố giác, giúp đơn vị kịp thời xử lí các cơ sở tăng giá, "móc túi" người dân.

Theo Văn Dũng (Dân Trí)