Xã hội

Đề xuất bỏ phạt vượt đèn vàng nếu bất hợp lý

"Không phải cứ đèn vàng thì phải dừng, như thế là cách hiểu chưa đúng. Tuy nhiên cứ để áp dụng một thời gian xem thế nào, nếu thấy bất hợp lý sẽ đề xuất bỏ", ông Quân cho biết.

"Không phải cứ đèn vàng thì phải dừng, như thế là cách hiểu chưa đúng. Tuy nhiên cứ để áp dụng một thời gian xem thế nào, nếu thấy bất hợp lý sẽ đề xuất bỏ", ông Quân cho biết.

Trao đổi với PV, thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp - Bộ Công an cho biết, Nghị định 46/2016 do bên Bộ GTVT soạn thảo chứ không phải bên công an.

 

Theo thiếu tướng Trần Thế Quân từ trước tới nay vẫn xử phạt đèn vàng, từ ngày 1/8 có nâng mức xử phạt lên ngang với xử phạt vượt đèn đỏ. Về nguyên tắc, người điều khiển phương tiện giao thông khi thấy đèn vàng thì phải giảm tốc độ. Trường hợp đèn vàng nhưng người tham gia giao thông đã đi vào khu vực ngã tư thì được đi tiếp. Có người cho rằng, cứ đèn vàng là phải dừng là hiểu chưa đúng.

Theo thiếu tướng Quân, quy định về xử phạt vượt đèn vàng cứ áp dụng một thời gian xem thế nào, nếu bất hợp lý sẽ đề xuất bỏ. 

"Một số ý kiến cho rằng, bỏ đèn vàng, như vậy từ đèn xanh chuyển sang đèn đỏ dễ húc vào nhau", thiếu tướng Quân nói.

Chính phủ ban hành Nghị định 46 về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2016).

Theo đó, người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn vàng và đèn đỏ) bị phạt 1.200.000 - 2.000.000 đồng (Căn cứ Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46).

Với người điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự vượt đèn vàng bị phạt tiền 300.000 - 400.000 đồng (Căn cứ Điểm c, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định 46).

Theo Minh Đức (Tiền Phong)