Xã hội

Đại biểu Quốc hội nói gì về việc ông Phí Thái Bình bị khởi tố?

Trao đổi với báo chí sáng 24.5, ĐB Nguyễn Văn Chiến (TP. Hà Nội) cho rằng, đối với các hành vi sai phạm gây thiệt hại cho xã hội thì cần phải xem xét tính chất, mức độ của hành vi đó để xử lý theo tính chất hình sự của pháp luật.

Trao đổi với báo chí sáng 24.5, ĐB Nguyễn Văn Chiến (TP. Hà Nội) cho rằng, đối với các hành vi sai phạm gây thiệt hại cho xã hội thì cần phải xem xét tính chất, mức độ của hành vi đó để xử lý theo tính chất hình sự của pháp luật.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (TP. Hà Nội) - Ảnh: Q.H

Do vậy, bất kể ai khi có hành vi gây hại cho xã hội đều cần phải được xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Chiến nhấn mạnh, khi cơ quan điều tra đã xem xét, xác định đầy đủ các yếu tố xác định có yếu tố cấu thành tội phạm hình sự và khởi tố thì cơ quan kiểm sát cũng cần xem xét đề nghị của cơ quan điều tra.

Còn Đại biểu Thào Xuân Sùng (Sơn La) cho rằng, việc khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình - nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội là trách nhiệm người đứng đầu mà thôi. Còn sai phạm trong vụ đường ống nước sông Đà liên quan đến đơn vị được giao thực thi nhiệm vụ.

Trao đổi với báo chí, ông Phí Thái Bình cho hay, hành vi của ông không phạm tội và "làm phúc phải tội". Về ý kiến này, ông Chiến cho biết, theo quy định của pháp luật, đối với một người khi bị xem xét trách nhiệm hình sự như ông Phí Thái Bình thì đều có quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa.

Ông Chiến nhấn mạnh: Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 còn quy định là họ có quyền không nhận trách nhiệm hình sự thuộc về mình và không khai báo những gì chống lại họ. Do vậy, đương nhiên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét trách nhiệm thì người bị tình nghi, khởi tố như ông Phí Thái Bình có quyền khẳng định mình không có sai phạm.

Trước đó, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cũng bày tỏ, việc cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố ông Phí Thái Bình cho thấy, tất cả các cá nhân, dù ở bất cứ vị trí nào, dù đang tại vị hay đã nghỉ hưu cũng phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Đây là thượng tôn pháp luật và không còn chuyện khi anh đương chức làm sai thì nghỉ rồi sẽ không lo làm sao. Việc xử lý nghiêm là rất đúng đắn và không chỉ có tác dụng với cá nhân vi phạm trong quá khứ mà đây là điều cảnh tỉnh, nhắc nhở những người đang thực thi công vụ hiện nay sẽ chú ý, cẩn trọng hơn, tránh các sai lầm của người trước đây.

Theo Xuân Hải (Lao Động)