Xã hội

Cảm động suất cơm giá 1000 đồng dành cho người nghèo ở Hà Nội

Cứ vào trưa thứ 2 hàng tuần, Tiếu Ngạo Quán của anh Nguyễn Anh Vũ lại được dịp tất bật để chuẩn bị đón tiếp những vị khách vô cùng đặc biệt. Họ là những người lao động nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn tìm đến đây để ăn bữa cơm nghĩa tình chỉ với giá 1000 đồng.

Cứ vào trưa thứ 2 hàng tuần, Tiếu Ngạo Quán của anh Nguyễn Anh Vũ lại được dịp tất bật để chuẩn bị đón tiếp những vị khách vô cùng đặc biệt. Họ là những người lao động nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn tìm đến đây để ăn bữa cơm nghĩa tình chỉ với giá 1000 đồng.

Chương trình bán cơm từ thiện được anh Nguyễn Anh Vũ – chủ nhà hàng Tiếu Ngạo Quán (số 9, ngõ 120, phố Trần Bình, quận Nam Từ Liêm) bắt đầu triển khai từ hơn một năm nay, với mục đích sẻ chia yêu thương, giảm bớt một phần gành nặng cho những người lao động nghèo và giúp cho họ có một bữa ăn đủ chất.

Quán cơm rẻ nhất Hà Nội

Thời buổi giá cả leo thang, chỉ với 1.000 đồng người ta khó có thể tìm mua được thứ gì. Nhưng có một nơi ngay giữa trung tâm Thủ đô hoa lệ, người lao động nghèo, sinh viên khó khăn vẫn có thể dùng số tiền đó để mua được bữa cơm trưa đầy đủ dinh dưỡng với món mặn, xào, cơm, canh, trái cây tráng miệng và trà đá miễn phí. Đặc biệt hơn, đến đây họ được ngồi ăn trong không gian sạch sẽ, mát mẻ và được phục vụ tận tình từ nhân viên của quán.

Khoảng 10 sáng đầu bếp bắt đầu nấu ăn để giữ thực ăn cho thức ăn luôn nóng hổi

Khoảng 10 sáng đầu bếp bắt đầu nấu ăn để giữ thực ăn cho thức ăn luôn nóng hổi

Thực đơn suất cơm 1000đ là những món ăn bình dân như: Đậu sốt cà chua; thịt luộc, gà rang, giá đỗ xào lòng mề... các món ăn đều được chế biến thơm ngon và đảm bảo vệ sinh.

 
 Các món ăn được chế bến sạch sẽ, trình bày tươm tất đợi người vào ăn

Các món ăn được chế bến sạch sẽ, trình bày tươm tất đợi người vào ăn

Anh Bình – đầu bếp của quán, người trực tiếp chế biến các món ăn cho biết: “Tôi luôn nấu những món này như cách nấu cho chính mình ăn mỗi ngày, vì tôi biết đối với nhiều người, đây có thể là bữa ăn đủ chất duy nhất trong tuần”.

Nhân viên tất bật chuẩn bị trước giờ khách vào ăn

Nhân viên tất bật chuẩn bị trước giờ khách vào ăn

Chương trình này được triển khai hơn một năm và đến nay vẫn đều đặn đón khách, lượng khách có buổi đông, buổi vắng trung bình mỗi buổi sẽ bán được từ 20 đến 40 suất cơm. Đầu bếp sẽ tùy thuộc vào buổi ăn trước để lên thực đơn, số lượng mỗi tuần.

Nhiều người lao động là khách quen ở đây, vẫn đến ăn mỗi tuần trong suốt một năm qua

Nhiều người lao động là khách quen ở đây, vẫn đến ăn mỗi tuần trong suốt một năm qua

Ban đầu, để có khách nhân viên của quán phải dán thông báo, phát tờ rơi đến tận tay người lao động nghèo làm nhiều nghề khác nhau như: Bán đồng nát, xe ôm, đánh giày… Tuy nhiên, nhiều người cũng e ngại hoặc tỏ ra hoài nghi về chương trình suất cơm 1000đ nên các nhân viên phải ra tận nơi mời từng người và thưởng thức.

“Tôi vẫn đến đây ăn cơm đều đặn vào mỗi buổi trưa thứ 2 hàng tuần. Làm nghề chạy xe ôm bữa có khách, bữa không nên tôi phải hết sức tiết kiệm chi tiêu, những bữa ăn như thế này đối với tôi hay nhiều người lao động khá là vô cùng đáng quý” – Anh thắng – một khách quen của quán chia sẻ.

Cũng có những vị khác đặc biệt, họ đến đây để trải nghiệm và là những “mạnh thường quân” đóng góp một phần ủng hộ chương trình của anh Vũ

Cũng có những vị khác đặc biệt, họ đến đây để trải nghiệm và là những “mạnh thường quân” đóng góp một phần ủng hộ chương trình của anh Vũ

Suất cơm 1000 đồng, tại sao không miễn phí?

Ý tưởng về suất cơm 1000đ được nảy sinh trong một hoàn cảnh rất ngẫu nhiên, anh Nguyễn Anh Vũ chia sẻ: “Trưa hôm đó trời mưa rất to, quán vẫn đang bán hàng bình thường thì có một người ăn mặc nhếch nhác vào quán xin ăn, nói là đói quá những trong người không còn xu nào. Từ sau lần đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định mở ra chương trình này với hy vọng mang đến nhiều bữa no cho những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt là người lao động nghèo”.

Suất cơm 1000đ, thay cho việc phát cơm miễn phí được anh Tú lý giải rất cặn kẽ. Những người lao động nghèo thường dễ mặc cảm và bị tổn thương. Mỗi suất ăn là tình cảm mà quán dành cho người lao động chứ không phải chuyện xin hay cho. Nên để giá 1000đ để mọi người vào ăn được thoái mái chứ không có cảm giác bị mang ơn.

Có thể nói, quán cơm này hơn một năm nay đã trở thành “địa chỉ vàng” cho người lao động, những sinh viên nghèo hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc ở khu vực lân cận. Việc tồn tại những quán cơm đầy nghĩa tình giữa người bán và người mua đã làm cho tinh thần nhân ái, tương trợ lẫn nhau lan rộng. Bên cạnh đó nó cũng giúp họ giảm được phần nào gánh nặng mưu sinh.

Theo Thanh Thúy (Dân Trí)