Xã hội

Bộ GD&ĐT: Sẽ điều chỉnh điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh để tránh lạm thu

Trao đổi với PV sáng nay 22/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định sẽ có điều chỉnh về điều lệ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Trao đổi với PV sáng nay 22/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định sẽ có điều chỉnh về điều lệ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Thực tế hiện nay tại một số nơi, Ban này đang làm chưa đúng theo quy định tại điều lệ mà Bộ GD&ĐT đã ban hành tại Thông tư 55 và cũng còn qua ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu không đúng quy định. Trong này có trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ và cũng có trách nhiệm của các đồng chí hiệu trưởng”.

 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định sẽ có điều chỉnh về điều lệ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định sẽ có điều chỉnh về điều lệ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Cũng theo Thứ trưởng Nghĩa, Bộ sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra để có biện pháp chấn chỉnh thực hiện đúng theo quy định điều lệ thì sẽ rất tốt, có sự phối hợp, kết nối thì chắc chắn hiệu quả trong quản lý và giáo dục học sinh sẽ tốt hơn. Những vấn đề về học sinh hoặc các hoạt động để nâng cao chất lượng học tập, nhà trường cần thông báo cho hội phụ huynh biết, cùng trao đổi thông tin cụ thể về học sinh.

Ngoài ra còn trách nhiệm của phụ huynh và nhà trường cùng nhau xây dựng môi trường giáo dục tốt cho các cháu, đừng biến tướng Ban đại diện cha mẹ học sinh thành tổ chức để lạm thu trong nhà trường là không nên.

"Vấn đề này, Bộ sẽ có ý kiến để xem xét điều lệ, có vấn đề chưa thực sự phù hợp hoặc có việc dùng điều này thì sẽ có điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Không nên thu tiền, chỉ quy định điều 10 thu hội phí, Bộ GD&ĐT nghiên cứu có thể sẽ bỏ quy định này. Bộ sẽ nghiên cứu bỏ quy định này để tránh hiện tượng lách luật nhằm lạm thu", Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho hay.

GS Nguyễn Minh Thuyết: “Nên vay tiền mua điều hòa từ phụ huynh thay vì thu tiền”

“Một cái điều hòa có thể dùng hàng chục năm, tại sao năm nay thu sang năm lại thu tiếp? Nhà trường có thể thực hiện một cách là vay tiền của phụ huynh và đến lúc các cháu ra trường hết 3 năm hay hết 5 năm gì đó thì trả lại”, GS Nguyễn Minh Thuyết quan điểm.

Theo ông, nếu thu - chi như thế thì phụ huynh sẽ cảm thấy rất sòng phẳng, đàng hoàng và không phải ý kiến hay bức xúc.

Liên quan đến vấn đề “lạm thu” đầu năm học đang gây nhức nhối dư luận và tranh cãi có nên xóa bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định, không thể phủ nhận vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

 GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

"Quy định tại Nghị quyết 05 của Chính phủ về xã hội hóa giáo dục cho thấy, điều này phù hợp với nguyên lý căn bản của giáo dục Việt Nam là kết hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình và xã hội nên không thể bỏ được. Nếu chúng ta đánh giá một cách đầy đủ thì nhiều nơi, Ban đại diện cha mẹ học sinh họ làm việc khá tốt và nghiêm túc, hiệu quả. Họ còn giám sát cả công việc của nhà trường, thay mặt cho phụ huynh kiến nghị những điều cần thiết phải đổi mới để giáo dục các em học sinh.

Tuy nhiên, cũng có nơi Ban đại diện lại trở thành những “cánh tay nối dài” của ban giám hiệu để thu tiền. Việc này là không đúng đắn và cần phải chấn chỉnh".

Bên cạnh đó, GS Thuyết cũng đặt vấn đề thế nào gọi là "lạm thu"?

"Luật Giáo dục quy định, ngoài học phí không được thu bất cứ khoản nào khác của học sinh. Nhưng liệu chúng ta có thực hiện được không, trong khi học phí có nơi chỉ vài chục nghìn đồng mỗi tháng. Nếu nhà trường làm các dịch vụ để phục vụ học sinh như giữ xe, họ sẽ lấy tiền đâu để thuê người giữ xe nên vẫn phải thu.

Nhiều nơi dù đã quy định cấm thu nhưng vô tình tạo ra kẽ hở cho người ta thu để người ta lợi dụng làm quá lên để thu thêm. Ta phải có quy định rõ ràng khoản nào là dịch vụ phải ra dịch vụ. Về cơ sở vật chất có một điều rất vô lý là nhà trường cứ thu của phụ huynh các cháu tiền để mua điều hòa vì phụ huynh có nguyện vọng.

Tuy nhiên, một cái điều hòa có thể dùng hàng chục năm, tại sao năm nay thu sang năm lại thu tiếp? Mình có thể có một cách là đi vay tiền của phụ huynh và đến lúc các cháu ra trường hết 3 năm hay hết 5 năm gì đó thì trả lại cho phụ huynh. Bởi vì mình lại có khoản thu mới từ phụ huynh khác rồi. Nếu làm như thế thì người ta sẽ cảm thấy rất sòng phẳng, đàng hoàng và người ta sẽ không kêu", GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh thêm.

Theo Lệ Thu (Dân Trí)