Xã hội

Bị “tố” sẵn sàng cho học sinh nghỉ học, Trường Lương Thế Vinh có làm đúng luật?

Câu chuyện về bài viết “Bên trong cánh cửa Lương Thế Vinh - chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt” vẫn còn gây nhiều tranh luận trong dư luận. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) sẵn sàng cho học sinh nghỉ học nếu vi phạm nội quy. 

Câu chuyện về bài viết “Bên trong cánh cửa Lương Thế Vinh - chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt” vẫn còn gây nhiều tranh luận trong dư luận. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) sẵn sàng cho học sinh nghỉ học nếu vi phạm nội quy. 

Phụ huynh tố Trường Lương Thế Vinh lúc nào cũng sẵn sàng cho nghỉ học. Ảnh: LTV

Phụ huynh tố Trường Lương Thế Vinh lúc nào cũng sẵn sàng cho nghỉ học. Ảnh: LTV

“Chúng tôi xét đến các yếu tố như học sinh đó có lặp lại những sai lầm cũ hay không; có nhận thức ra sai phạm và chịu sửa chữa lỗi không. Trong trường hợp học sinh từ chối sự giúp đỡ của giáo viên, mãi không tiếp thu, nghĩa là nhà trường không thể dạy dỗ được. Lúc này, học sinh sẽ được chọn môi trường khác mà ở đó tự do làm gì cũng được và sẽ không bị kỷ luật”, ông Cương nói.

Ngoài ra, vị Chủ tịch HĐQT cho biết, nhà trường sẽ xem xét đến việc phụ huynh có biết tình hình vi phạm của học sinh hay không, có cùng nhà trường hướng dẫn học sinh hay không hay đồng thuận và bao che.

“Như vậy, chúng tôi dựa vào đối tượng là học sinh - người đang được nhà trường trực tiếp giáo dục - và người thân của đối tượng, sau đó sẽ xem xét việc có nên giữ học sinh đó ở lại hay không”, ông Cương cho hay.

Còn bà Văn Thùy Dương – Phó Hiệu trưởng trường – cho hay: Bà không thể bắt ép phụ huynh nếu không đồng quan điểm giáo dục với nhà trường. Vì thế, nếu thấy không hợp, nhà trường đồng ý cho học sinh chuyển trường.

Theo quy định của Bộ GDĐT tại Thông tư 08/TT ngày 21.3.1988 quy định về khen thưởng, kỷ luật học sinh các trường phổ thông, kỷ luật đuổi học chỉ có 2 hình thức: đuổi học 1 tuần và đuổi học 1 năm. Trong đó, hình thức đuổi học 1 năm khi học sinh mắc 1 trong các sai phạm như đã bị đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác; Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương.

Mặc dù, thông tư này được ban hành cách đây 29 năm mà chưa có sự điều chỉnh, bổ sung cho sát với bối cảnh hiện nay nhưng vẫn nằm trong hệ thống văn bản pháp lý có hiệu lực.

Theo Huyên Nguyễn (Lao Động)