Xã hội

7 triệu đồng/con lợn giống: 2 Giám đốc Sở "đá" trách nhiệm cho nhau

Liên quan đến thông tin về vụ việc "7 triệu đồng/con lợn giống hỗ trợ cho người nghèo", PV Dân Việt đã trực tiếp làm việc với 2 Giám đốc Sở: NNPTNT và LĐTBXH Lai Châu- những cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình 30a trên địa bàn. Và thật ngạc nhiên khi cả 2 vị Giám đốc Sở đều nói "không biết, không nắm rõ" sự việc.

Liên quan đến thông tin về vụ việc "7 triệu đồng/con lợn giống hỗ trợ cho người nghèo", PV Dân Việt đã trực tiếp làm việc với 2 Giám đốc Sở: NNPTNT và LĐTBXH Lai Châu- những cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình 30a trên địa bàn. Và thật ngạc nhiên khi cả 2 vị Giám đốc Sở đều nói "không biết, không nắm rõ" sự việc.

Đó là câu trả lời mà PV nhận được khi trao đổi trực tiếp với 2 vị Giám đốc Sở.

7 trieu dong/con lon giong: 2 giam doc so

Ông Hà Văn Um, Giám đốc Sở NNPTNT Lai Châu trả lời phỏng vấn phóng viên Dân Việt về vấn đề cấp lợn giống trên 7 triệu đồng/con.

Ông Hà Văn Um- Giám đốc Sở NNTPTNT Lai Châu khẳng định, đã phát hiện tình trạng UBND các huyện mua lợn giống với giá rất cao từ năm 2016. “Chúng tôi đã biết, nhưng UBND huyện Nậm Nhùn trả lời là họ có hồ sơ thẩm định giá, vì vậy việc giá lợn cao như vậy, người dân bị thiệt thì do Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn phải chịu trách nhiệm, vì UBND huyện làm chủ đầu tư.” ông Um khẳng định.

Tuy nhiên khi làm việc với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ông Lê Văn Thăng- Giám đốc Sở lại khẳng định: “Việc kiểm tra, cấp cây con giống... các chương trình này là do Sở NNPTNT theo dõi và chỉ đạo, cấp huyện là do Phòng NNPTNT các huyện triển khai. Trách nhiệm của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là tổng hợp và báo các tiến độ, kết quả thực hiện”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân Việt, về việc để xảy ra tình trạng giá lợn cấp cho người dân rất cao, không đúng với giá thực tế, ông Lê Văn Thăng cho biết: “Chúng tôi không theo dõi về giá cây con giống cấp cho người dân, vấn đề này do Sở NNPTNT và UBND các huyện làm việc. Hôm nay, anh nói tôi mới nắm được sự việc trên, còn chỉ đạo giao vốn, cây con giống là do Sở NNPTNT triển khai thực hiện. Đồng chí Hà Văn Um nói như thế là đá trách nhiệm sang Sở Lao động, vì chính Giám đốc Sở NNPTNT cũng là Phó Ban chỉ đạo, vì thế Sở NNPTNT phải chịu trách nhiệm để xảy ra vấn đề trên”.

Thiếu tinh thần trách nhiệm

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi tiếp tục trao đổi với ông Hà Văn Um. Ông Um khẳng định, Sở NNPTNT chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, còn việc triển khai thực hiện Chương trình 30a là do chủ tịch UBND các huyện chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Dân Việt, trong Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 26.3.2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu  về việc ban hành quy định thực hiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và thủy sản bằng nguồn vốn Nghị quyết 30a/2008/NQ – CP ngày 27.12.2008 của Chính phủ đã nêu rõ: nhiệm vụ của Sở NNPTNT là: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ. Tổng hợp xây dựng kế hoạch thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Chỉ đạo các đơn vị, cơ quan chuyên môn hướng dẫn nhân dân lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương để đưa vào chuyển đổi làm căn cứ hỗ trợ.

7 trieu dong/con lon giong: 2 giam doc so

Giống lợn địa phương rất được bà con vùng cao tỉnh Lai Châu chọn để chăn nuôi, vì giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện khí hậu, cách chăn nuôi tại địa phương

Nhận định về giá lợn cấp cho người dân trên địa bàn huyện Nậm Nhùn từ năm 2014 đến nay với giá 230.000 đồng/kg, ông Hà Văn Um cũng khẳng định giá như thế là quá cao, so với thực tế và không thể chấp nhận được.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân Việt, tại sao Sở NNPTNT biết giá lợn cấp cho người dân rất cao, mà không có ý kiến, ông Hà Văn Um trả lời: “Trách nhiệm để xảy ra tình trạng trên, thì chủ tịch UBND các huyện phải chịu trách nhiệm, Sở NNPTNT không làm chủ đầu tư, không nắm rõ khi khảo sát giá. Việc khảo sát, thẩm định giá là do Sở Tài chính và UBND các huyện làm”.

Khi đề cập đến giá lợn tại huyện Nậm Nhùn rất cao, ông Lê Văn Thăng, giật mình cho biết đến nay Sở Lao động, Thương binh và Xã hội không nắm được vấn đề này, Sở sẽ tham mưu cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tiến hành kiểm tra, rà soát để làm rõ trách trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc này. UBND huyện Nậm Nhùn phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước UBND tỉnh khi để xảy ra vấn đề trên.

Trả lời câu hỏi tại sao 3 năm huyện Nậm Nhùn không có báo cáo đánh giá hiệu quả của việc cấp lợn giống Móng Cái, mà Sở Lao động vẫn có báo cáo kết quả cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, ông Lê Văn Thăng khẳng định: “Năm nào cũng có báo cáo, chỉ có Ban Chỉ đạo huyện Nậm Nhùn không họp, không làm. Ông Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch huyện Nậm Nhùn trả lời phóng viên như vậy là vô trách nhiệm”.

7 trieu dong/con lon giong: 2 giam doc so

Ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Lai Châu khẳng định: “Năm nào cũng có báo cáo, chỉ có Ban Chỉ đạo huyện Nậm Nhùn không họp, không làm. Ông Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch huyện Nậm Nhùn trả lời phóng viên như vậy là vô trách nhiệm”.

Ông Lê Văn Thăng cũng khẳng định trong thời gian tới sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá lại việc báo giá, thẩm định giá các loại cây con giống trên toàn tỉnh Lai Châu. Việc cấp lợn Móng Cái trên địa bàn huyện Nậm Nhùn để xảy ra chết quá nhiều như thế, Sở Lao động sẽ tham mưu cho UBND tỉnh, các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá ngay sau khi có phản ánh của phóng viên Dân Việt.

Theo Vinh Duy (Dân Việt)