Video

Toàn cảnh một năm tàn phá và giết chóc của IS

Một năm trước, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bắt đầu tấn công lãnh thổ Iraq và Syria, dẫn tới cái chết của hàng nghìn người và hàng triệu dân phải đi khỏi mảnh đất nơi họ sinh ra.

Một năm trước, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bắt đầu tấn công lãnh thổ Iraq và Syria, dẫn tới cái chết của hàng nghìn người và hàng triệu dân phải đi khỏi mảnh đất nơi họ sinh ra.

Ngày 9/6/2014, tổ chức khủng bố tấn công Mosul, thành phố lớn thứ 2 của Iraq. Chỉ 5 tháng sau, Mosul và tỉnh Nineveh rơi vào tay IS khi các lữ đoàn thuộc lực lượng an ninh Iraq sụp đổ. Cựu thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki tuyên bố chính phủ sẽ trang bị vũ khí cho dân thường để họ chiến đấu chống lực lượng Hồi giáo cực đoan.

 

Ngày 11/6/2014, thành phố Tikrit cách thủ đô Baghdad 140 km về phía tây bắc rơi vào tay IS. Sau khi giáo sĩ Ali al-Sistani ra lời kêu gọi, người dân Iraq cầm súng chống lực lượng khủng bố. Tổ chức đáp trả bằng cách hành quyết 1.700 người theo Hồi giáo dòng Shi’ite. Ngày 29/6/2014, IS tuyên bố thành lập “vương quốc” Hồi giáo tại Iraq, Syria và bầu Abu Bakr al-Baghdadi làm lãnh đạo. Ảnh: Reuters

 

Ngày 2/8/2014, phiến quân thực hiện một đợt tấn công mới ở phía bắc Iraq, buộc lực lượng người Kurd rút lui. Mục tiêu của chúng còn nhằm vào các nhóm thiểu số khi thực hiện những vụ giết hại tập thể, nô dịch và hãm hiếp. Cũng trong khoảng thời gian này, phiến quân IS bao vây hàng nghìn người dân tộc thiểu số Yazidi trên đỉnh núi Sinjar. Sự việc khiến cộng đồng quốc tế lo ngại và kêu gọi các tổ chức can thiệp để giải cứu những người dân vô tội. Ảnh: IBTimes

 

Ngày 8/8/2014, Mỹ bắt đầu các cuộc không kích nhằm vào lãnh thổ của IS tại Iraq. Một liên minh quốc tế chống nhóm cực đoan được thành lập. Ngày 19/8/2014, IS tung video chiếu cảnh chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley. Các nhà báo khác như Steven Sotloff, Kenji Goto cùng nhiều nhân viên cứu trợ như David Haines, Alan Henning và Peter Kassig cũng trở thành nạn nhân của các vụ hành quyết man rợ do IS thực hiện. Trong ảnh là tên đao phủ của IS chuẩn bị hành quyết nhà báo Foley. Ảnh: Daily Mail

 

Ngày 23/9/2014, chiến dịch không kích các mục tiêu của IS do liên minh thực hiện được mở rộng sang lãnh thổ Syria. Hơn một tháng sau, ngày 29/10/2014, IS liên tiếp hành quyết hàng trăm người dân bộ lạc Albu Nimr ở tỉnh Anbar, phía tây thủ đô Baghdad của Iraq. Tới ngày 14/11/2014, quân đội Iraq giành lại thị trấn chiến lược Baiji, nhưng vẫn để tuột khỏi tay nhóm khủng bố. Trong ảnh, phiến quân công khai hành quyết nhóm người Albu Nimr. Ảnh: Catholic Online

 

Sang tới năm 2015, tổ chức khủng bố tiếp tục gây ảnh hưởng bằng những vụ hành quyết tù nhân và mở rộng lãnh thổ. Ngày 26/1/2015, Abdulamir al-Zaidi, tướng quân đội Iraq, tuyên bố lực lượng đã giải phóng tỉnh Diyala từ tay IS. Ngày 3/2, tổ chức khủng bố tung video thiêu sống phi công Jordan Maaz al-Kassasbeh sau khi bắt anh tại Syria. Hơn 2 tuần sau, ngày 26/2, lực lượng cực đoan đăng tải clip phá hủy các cổ vật vô giá tại một bảo tàng ở thành phố Mosul. Trong ảnh, IS nhốt phi công Maaz al-Kassasbeh vào lồng sắt trước khi dội xăng và châm lửa thiêu sống anh. Ảnh: Daily Mail

 

Ngày 2/3, Iraq thực hiện hoạt động quân sự lớn nhằm giành lại thị trấn Tikrit. Chính phủ Iraq cho hay, IS bắt đầu “san phẳng” thành phố cổ Nimrud của người Assyria bằng thuốc nổ, máy xúc… Ngày 31/3, nhóm Hồi giáo cực đoan tái chiếm thị trấn Tikrit. Ngày 5/4, tổ chức khủng bố tung video phiến quân phá hủy các cổ vật ở thành phố cổ Hatra, di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Trong hình, phiến quân IS dùng búa tạ để đập vỡ các bức tượng cổ tại bảo tàng Ninawa. Ảnh: IBTimes.com

 

Ngày 17/5, phiến quân chiếm giữ thành phố Ramadi. Chỉ vài ngày sau, thành phố Palmyra tại Syria cũng nằm trong tay IS. Sau một năm bành trướng tại 2 quốc gia Trung Đông, nhóm cực đoan khiến hàng triệu người phải rời bỏ quê hương và gây nên cái chết của hàng nghìn dân thường vô tội. Ảnh: IBTimes

 
Theo An Nhiên (Zing.vn)