Video

'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù

Hành trình của 'ông lợn' từ khi nuôi đến khi rước ở La Phù

Các "ông lợn" trong buổi rước tại lễ hội La Phù (Hà Nội) được nuôi một năm với chế độ chăm sóc cẩn thận như tắm hàng ngày, mắc màn khi ngủ...

'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù
Tối 28/2 (13 tháng Giêng), lễ hội rước lợn La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) diễn ra như thường lệ để tưởng nhớ công ơn của Thành hoàng làng, Đức Tam Lang Đại Vương, lạc tướng thời vua Hùng thứ 18. Ngài từng cho mổ lợn khao quân tại đây trước khi lên đường dẹp tan giặc Thục.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 1
Để lễ hội được diễn ra thành công, từ tháng Giêng năm trước các xóm đã phải chọn người làm quan đám (đứng ra mổ lợn) và chọn người để nuôi. Dân làng trong xóm góp tiền để trả cho người nuôi lợn.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 2
Năm nay, ở thôn Hưng Vượng, anh Phạm Quang Hùng (trái) được chọn đứng ra mổ lợn. Anh Hùng cho biết do có rất nhiều người mong muốn được làm quan đám nên anh phải đăng ký với các cụ từ năm 2015, đến năm 2018 mới được toại nguyện. Từ đầu năm 2017, anh đã đến nhà ông Nguyễn Thế Tẻo (phải) để cậy nhờ việc nuôi lợn.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 3
Lợn được chọn nuôi để rước được dân làng gọi là “ông lợn”. “Ông lợn” phải có thân dài, mõm dài, tai to, da trắng và có chế độ ăn rất đặc biệt với tấm, cám, đường, các loại hoa quả như táo, chuối, thanh long… Chủ phải là người yêu thích và có tâm với làng mới có thể nuôi được.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 4
Thức ăn của “ông lợn” hoàn toàn không có cám công nghiệp mà là cám tự nấu. Ban đầu, “ông lợn” ăn khá nhiều nhưng sau một năm thì gần như không ăn nữa.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 5
Thực đơn của “ông” bây giờ chỉ còn cháo gạo và hoa quả. “Ông lợn” của thôn Hưng Vượng đặc biệt khoái khẩu với thanh long.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 6
Trong suốt thời gian nuôi, “ông lợn” được chăm sóc cẩn thận, tắm rửa hàng ngày, mắc màn hoặc đốt hương muỗi khi đi ngủ. Trước khi đưa ông lợn từ nhà nuôi về nhà quan đám, gia đình phải sắp lễ và thắp hương.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 7
Trên hành trình di chuyển, “ông lợn” được lùa bằng tay và đi xe chứ không trói hay bắt.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 8
Sáng 28/2, cả xóm được huy động để tham gia vào việc mổ lợn. Điều này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người và sự tỉ mỉ trong từng chi tiết.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 9
Trước đây, “ông lợn” là giống lợn ỉ nên nặng tối đa chỉ được 100 kg. Giờ đây, với giống lợn lai và cách chăm sóc đặc biệt, khối lượng của “ông lợn” trung bình khoảng 200 kg. Năm nay, “ông lợn” của xóm Hưng Vượng có khối lượng 185 kg móc hàm (không tính nội tạng).
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 10
Sau khi mổ, “ông lợn” được đưa lên giá đỡ để trang trí. Do có khối lượng lớn hàng chục người đàn ông mới có thể vận chuyển được.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 11
Việc trang trí thông thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 tiếng và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 12
Quan trọng nhất là việc bóc miếng mỡ chài, dàn mỏng rồi trang trí lên đầu và mình. Ban tổ chức lễ hội cấm các xóm không được lấy mỡ của con lợn khác đắp lên mình “ông lợn”. Vì vậy, người chủ phải thật khéo tay mới có thể dàn mỡ ra khắp mình “ông”.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 13
Một vài bộ phận như mũi, tai, mắt, đuôi trang trí bằng giấy cho thêm phần đẹp mắt.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 14
Từ 18h đến 21h, các “ông lợn” được rước từ nhà quan đám ra đình làng. Do ngày 14 tháng Giêng là ngày "hoá" của Thành hoàng nên làng cấm mọi hoạt động văn nghệ. Vì thế, đây cũng là lúc tưng bừng nhất của lễ hội rước lợn La Phù.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 15
Trước đây, người dân chỉ rước “ông lợn", nhưng nay với điều kiện kinh tế khá giả, mỗi xóm lại thuê đoàn múa lân, múa trống để khuấy động không khí suốt đường đi.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 16
Cụ Giữa (95 tuổi), do sức đã yếu nên không thể đi xem hội. Bắc ghế ra cửa nhà để xem mỗi khi có đoàn đi qua, cụ cho biết từ lúc sinh ra đã đi xem hội và năm nào cũng ngóng chờ đến tối 13 tháng Giêng.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 17
21h, 17 “ông lợn” của hơn 10 xóm lần lượt được rước vào đình để tế Thành hoàng làng. Do các “ông lợn” có trọng lượng lớn, khá cồng kềnh nên phải mất hơn một tiếng các đoàn mới rước xong.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 18
Mỗi “ông” cần đến hàng chục người khiêng. Tất cả người tham gia khiêng kiệu đều phải là thanh niên chưa vợ.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 19
6 “ông” được các cụ tuyển chọn rước vào trong cung, 11 “ông” còn lại để ở gian bên ngoài.
'Ông lợn' ngày ăn hoa quả, đêm ngủ mắc màn ở hội rước La Phù - 20
23h, các cụ cao niên làm lễ liên tục đến 2h sáng ngày hôm sau. Sáng 15 tháng Giêng, các “ông” sẽ được trả về các xóm và xẻ thịt chia cho các hộ dân.

Theo Việt Hùng (Tri Thức Trực Tuyến)