Video

Nước vẫn chưa rút, dân Hà Nội chế bè "đặc chủng"

Ngồi ăn cơm trên bàn bi-a, làm thuyền bè tự chế… là những cách người dân vùng ngập lụt thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tìm cách đối phó với làn nước lũ vài ngày qua.

Ngồi ăn cơm trên bàn bi-a, làm thuyền bè tự chế… là những cách người dân vùng ngập lụt thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tìm cách đối phó với làn nước lũ vài ngày qua.

Dùng thuyền bè tự chế, thuê xe bò lội nước Ngày thứ tư sau khi đê sông Bùi vỡ, khắp huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Người dân phải tự chế thuyền, thuê xe bò chở xe máy lội qua dòng nước.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 1

Chiều 14/10, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước lũ.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 2

Theo người dân, nước không những không rút bớt mà còn có dấu hiệu ngập sâu hơn.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 3

Nhìn từ trên cao, toàn bộ khu vực này bị nước bủa vây. Người dân lo ngại sẽ phải mất thời gian dài nơi đây mới rút hết được nước và với điều kiện không bị mưa.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 4

Đến quá buổi trưa 14/10, nước thậm chí còn ngập cả vào trong nhà dù bậc cửa cao hơn nửa mét, gia đình bà Liên (xã Tân Tiến) buộc phải ăn cơm ngay trên bàn bi-a. Bà cho biết những món ngọn đu đủ xào, quả đu đủ luộc trước giờ các thành viên trong nhà ít dùng nay bỗng ngon hơn hẳn.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 5

Xong bữa, bà Liên dùng luôn nước dưới chân để rửa qua bát. “Nước sạch phải đi xách từng xô nên cần tiết kiệm. Tôi tráng qua bát ở đây rồi mới mang vào trong nhà rửa lại”, bà nói.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 6

Trong khi đó, anh Phong tự chế cho mình một chiếc bè làm từ thùng bia hơi. “Ngập lụt này thì bán hàng được cho ai nữa. Rảnh quá nên tôi cũng làm cái bè này để dễ bề đi lại”, người kinh doanh quán bia nhỏ chia sẻ.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 7

Chiếc bè gồm một vỏ thùng bia, vài chiếc chai nhựa, được giữ chặt bằng 4 cặp thanh gỗ xung quanh, có thể tải đến 1 tạ. Nhìn thấy anh Phong sử dụng dễ dàng, nhiều người khác cũng tò mò thử đi chiếc bè này.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 8

Để tránh bị nước ăn chân và ướt quần áo, nhiều người mua hẳn một chiếc thuyền mới và cũng để chủ động phòng ngập lụt về sau.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 9

“Chiếc thuyền làm bằng biogas này trước đây có giá 90.000 đồng. Đợt lụt này mọi người mua nhiều nên giá đã tăng thêm 20.000 đồng rồi”, anh Duy cho biết.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 10

Mỗi ngày khoảng 5-6 chuyến chở người và xe đi qua vùng ngập nước, anh Nguyễn Văn Chiến (xã Hoàng Văn Thụ) thu từ 40.000 – 50.000 đồng/chuyến.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 11

“Thấy mọi người đi qua chỗ ngập nước chết hết máy, nhà lại sẵn xe kéo nên mỗi ngày tôi làm vài chuyến, vừa giúp được mọi người mà vừa kiếm được đồng ra đồng vào mấy ngày lũ này”, anh Chiến nói.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 12

Đã tối muộn, bà Ước vẫn lần mò dắt xe qua chỗ nước ngập để mang cây nến về dự phòng: “Tôi vừa xin được cây nến phòng nhỡ mất điện. Bây giờ vẫn có điện đấy nhưng nước mãi không rút thì cũng chẳng biết như thế nào”.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 13

Trong khi đó, đàn lợn do được di chuyển lên sân nhà văn hóa thôn, không có chuồng trại che đậy, không được tắm rửa thường xuyên nên chúng tự đầm mình xuống nước để tắm mát.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 14

Tuy nhiên, điều này được cho là làm mất vệ sinh môi trường khi chất thải của lợn hòa ra nguồn nước, trong khi nhiều người phải tạm sinh hoạt bằng thứ nước ngập này.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 15

Cảnh người và gia súc sống chung có nguy cơ phát sinh nhiều bệnh dịch.

Nuoc van chua rut, dan Ha Noi che be 'dac chung' hinh anh 16

Chiều 14/10, thuyền chở hàng cứu trợ cho các gia đình trong vùng ngập lụt của thôn Việt An (xã Tân Tiến) vẫn tiếp tục hoạt động. Mỗi hộ được nhận một thùng mì tôm.

Theo Quỳnh Trang - Tiến Tuấn (Tri Thức Trực Tuyến)