Video

Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh

Hàng nghìn máy bay bỏ không giữa hoang mạc lạnh lẽo vì hết nhu cầu sử dụng cho thấy quy mô khủng khiếp trong cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô những năm Chiến tranh Lạnh.

Cuộc đua hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh Nửa cuối của thế kỷ 20 chứng kiến cuộc chạy đua hạt nhân căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô, đặt thế giới bên bờ vực của một cuộc chiến tàn khốc.

Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh
Chiến tranh Lạnh, cuộc chiến không tiếng súng nhưng vô cùng cam go và khốc liệt. Để nắm ưu thế trước đối phương, Mỹ và Liên Xô gần như dốc toàn lực nền kinh tế vào cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là cuộc chạy đua trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Ảnh hàng chục máy bay A-6 Intruder bỏ không tại nghĩa địa máy bay ở Arizona. Gần 700 chiếc được chế tạo từ năm 1962-1990.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 1
Khu vực "an nghỉ" dành cho những máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress. B-52 là cỗ máy răn đe hạt nhân trên không chủ lực của Mỹ, những năm Chiến tranh Lạnh. Khoảng 744 chiếc được chế tạo từ 1952-1962. Hiện tại Không quân Mỹ vẫn duy trì sử dụng 58 chiếc B-52, cùng 18 chiếc dự phòng đưa nó trở thành phi cơ sử dụng lâu đời nhất thế giới.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 2
B-52 được xem là "biểu tượng của Chiến tranh Lạnh". Phi cơ này tham gia vào hàng nghìn phi vụ ném bom rải thảm xuống miền Bắc Việt Nam. Không quân Mỹ dự định sử dụng B-52 đến năm 2045.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 3
Cận cảnh một máy bay vận tải C-130 Hercules. Nó là một trong những "ngựa thồ" chủ lực của Không quân Mỹ những năm Chiến tranh Lạnh. Hơn 2.500 chiếc đã được sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1954 đến nay. Hiện tại, C-130 vẫn tiếp tục được sản xuất với phiên bản C-130J Super Hercules.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 4
Buồng lái của máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1 Lancer. Đây là máy bay khởi đầu cuộc đua máy bay ném bom chiến lược siêu thanh giữa Mỹ và Liên Xô. Đối thủ của B-1 chính là Tu-160. Hai máy bay này vẫn tiếp tục được sử dụng trong Không quân Mỹ và Nga.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 5
Một tiêm kích F-16 bỏ giữa sa mạc với thùng dầu phụ vẫn treo trên cánh. F-16 là một điển hình khác cho cuộc chạy đua chiếm ưu thế trên không giữa Mỹ và Liên Xô. Đối thủ của F-16 là MiG-29, cả 2 máy bay đều là sản phẩm của chương trình tiêm kích chiến thuật hạng nhẹ. Khoảng 4.500 chiếc F-16 đã được sản xuất.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 6
Một dãy dài các máy bay chiến đấu F-106 Delta Dart hết nhu cầu sử dụng bỏ tại nghĩa địa máy bay. F-106 được sử dụng từ năm 1959 đến năm 1988. F-106 được đánh giá là một thiết kế không thực sự thành công, một điển hình cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển nhằm chiếm ưu thế trước đối phương.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 7
Cái tháp màu đỏ khổng lồ này là một trong những tàn tích về cuộc chạy đua không gian giữa Mỹ và Liên Xô, thuộc Khu phức hợp không quân Cape Canaveral 13. Tháp này được sử dụng để phóng tên lửa đẩy Atlas. Tập đoàn SpaceX đã thuê lại khu vực này để phục vụ cho tham vọng không gian của họ.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 8
Một cái nhìn dưới lên tại Khu phức hợp phóng tên lửa 19. Khoảng 30 vụ phóng tên lửa đẩy đã được thực hiện tại đây những năm Chiến tranh Lạnh, trong đó có sứ mệnh không gian Genemi bằng tên lửa đẩy Titan II chuyển đổi từ tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-25C Titan II.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 9
Thiết bị được sử dụng để chuyển hướng nhiệt và năng lượng từ ống xả của động cơ tên lửa nằm chổng chơ giữa hoang mạc. Các sứ mệnh không gian của Mỹ giảm sút mạnh sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 10
Một bệ phóng tại Khu phức hợp phóng tên lửa 34. Nơi đây đã xảy ra vụ nổ tàu con thoi Apollo 1 khiến 3 phi hành gia thiệt mạng. Dự án Apollo là chương trình không gian lớn nhất của Mỹ những năm Chiến tranh Lạnh với mục tiêu đưa con người lên Mặt trăng trước Liên Xô. Từ năm 1966-1972, 19 sứ mệnh không gian đã được thực hiện trong Dự án Apollo, trong đó có 16 sứ mệnh thành công, 2 thất bại hoàn toàn và một thất bại một phần.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 11
Phần ống xả động cơ của tên lửa đẩy Saturn V được sử dụng để phóng tàu con thoi trong Dự án Apollo. Tính đến năm 2017, Saturn V vẫn là tên lửa đẩy nặng và mạnh nhất mà con người từng chế tạo. Saturn V cao tới 111 m, đường kính 10 m, tổng trọng lượng tới 2.938 tấn. Nó có thể mang theo tải trọng tới 140 tấn lên quỹ đạo thấp (LEO), cách bề mặt Trái Đất từ 160-2.000 km.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 12
Những gì còn lại của một trung tâm giám sát và kiểm soát tên lửa đẩy Titan II. Nếu không được tác giả giới thiệu, nhiều người sẽ lầm tưởng đây là nấm mộ khổng lồ. Sau khi Dự án Apollo kết thúc phần lớn cơ sở hạ tầng phục vụ cho dự án bị bỏ hoang.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 13
Phần mũi của tên lửa đẩy Titan II. Bản thân Titan II là một tên lửa đạn đạo liên lục địa được chuyển đổi cho nhiệm vụ phóng vệ tinh lên quỹ đạo thấp. Vụ phóng vệ tinh cuối cùng bằng tên lửa Titan II diễn ra vào năm 2003.
Những hình ảnh choáng ngợp về tàn tích Chiến tranh Lạnh - 14
Bệnh viện quân đội Mỹ tại Neubrücke, Đức. Cơ sở này đi vào hoạt động từ năm 1952. Nó bị đóng cửa sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, một trong những tàn tích điển hình về đối đầu quân sự giữa Mỹ và Liên Xô.

Theo Trung Hiếu (Tri Thức Trực Tuyến)