Video

Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Hàng ngàn người ở khắp các nơi đã tìm về làng Mỏ (Trấn Yên, Lạng Sơn) để tham gia lễ hội Ná Nhèm rất độc đáo với màn rước sinh thực khí nam (hay còn gọi là tàng thinh). Tất cả những người đến đây đều hy vọng gia đình, người thân may mắn, bình an, cuộc sống hạnh phúc.

Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam
Lễ hội Ná Nhèm của người Tày được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ", được phục dựng được 5 năm nay, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách thập phương về tham dự lễ hội. Năm 2015 lễ hội này chính thức được công nhận là lễ hội cấp quốc gia.
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 1
Điểm đặc sắc nhất của lễ hội Ná Nhèm là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt).
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 2
Chia sẻ với chúng tôi, ông Hoàng Văn Cứng (56 tuổi) người chế tác Tàng thinh năm nay cho biết, Tàng thinh sẽ dài khoảng 1m 3, đường kính khoảng 20cm và nặng khoảng 30kg. Khác với năm ngoái năm nay Tàng thinh được sơn màu hường.
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 3
Cận cảnh "của quý khổng lồ" tại lễ hội Ná Nhèm 2019.
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 4
Sau khi chế tác xong, Tàng Thinh và Mặt nguyệt được đưa ra đình Mỏ Cày trong đêm tối.
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 5
Điều đặc biệt các thành viên tham gia lễ hội này phải bôi nhọ nồi lên mặt. Bởi họ tin rằng làm như thế sẽ đánh lạc hướng hồn ma giặc và không con ma nào biết ai đã diễn lại sự thất bại của chúng trước dân làng mà về bắt, gây tai họa và dịch bệnh nữa.
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 6
Sau đó mới đến kiệu Tàng thinh và Mặt nguyệt. Giây phút hai vật này được rước ra khỏi đình, người dân vô cùng thích thú.
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 7
Người dân xúm lại chụp hình cạnh "của quý khổng lồ".

Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 8

Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 9

Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 10

Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 11
Ai cũng muốn được sờ vào Tàng thinh và có một bức ảnh kỷ niệm.
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 12
Đoàn rước kiệu sẽ phải đi qua một quãng đường dài gần 1 km và phải đi qua một cánh đồng.
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 13
Đi trước là hai vị tướng, lần lượt sau là Mặt nguyệt và Tàng thinh.
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 14
Hàng ngàn người thích thú vây kín đoàn rước kiệu.
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 15
Lực lượng công an phải túc trực cạnh Tàng Thinh và Mặt nguyệt để tránh người dân lao vào cản đường.
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 16
Tại miếu Xa Vùn, nghĩ lễ cúng bái đã được diễn ra, tất cả chỉ chờ đợi đoàn rước kiệu dâng lễ vật.
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 17
Tàng Thinh và Mặt nguyệt sau đó được đoàn rước kiệu rước về miếu Xà Vùn để cúng tế.
Người dân chen chân chụp ảnh bên cạnh 'của quý khổng lồ' trong lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 18
Lễ hội Ná Nhèm năm nay thu hút hàng ngàn người tham gia.

Lễ hội Ná Nhèm của người Tày được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Lễ hội Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ", được phục dựng được 5 năm nay, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách thập phương về tham dự lễ hội. Năm 2015 lễ hội này chính thức được công nhận là lễ hội cấp quốc gia.

Tại đây, 6 chàng trai lực lưỡng trong làng sẽ được giao nhiệm vụ khiêng "tàng thinh" tượng trưng cho linh vật của đàn ông. Đây là một nghi thức độc đáo để cầu may mắn, bình an, sinh sôi nảy nở trong lễ hội xuân Ná Nhèm.

Trong lễ hội những người tham dự phải bôi nhọ lên mặt thể hiện hình dạng của bọn giặc Tài Ngàn khi còn sống.

Bởi họ tin rằng làm như thế sẽ đánh lạc hướng hồn ma giặc và không con ma nào biết ai đã diễn lại sự thất bại của chúng trước dân làng mà về bắt, gây tai họa và dịch bệnh nữa.

Ngay từ sáng sớm bốn ông lềnh trưởng phải mang lễ vật đến Đình, Miếu để ông Mo và hai ông hội làm lễ mời các thần về dự hội.

Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các lễ vật gồm một mâm xôi trắng, một con gà giò chưa gáy, một cỗ bánh tề (gồm 12 chiếc), một thủ lợn và ba đĩa thịt lợn luộc, rượu, 1 đĩa trầu, 3 nén hương, một đôi nến, 1 bình nước lấy ở suối.

Ông Mo đứng trước tảng đá xin âm dương, đọc bài văn cúng thần, tỏ lòng biết ơn thần đã giúp đỡ dân làng với tâm thành mời thần về dự hội, báo cáo với thần linh bắt đầu chuẩn bị về lễ, mời thần về ngự.

Khi tất cả lễ vật đã được tập trung trước miếu Xa Vùn để dâng đức vua Miêu Tĩnh (tức Thái Tổ Mạc Đăng Dung), quân tướng xếp thành hai hàng ở hai bên cửa miếu, tựa như các kiêu binh khi xưa đứng tại sân chầu của nhà vua. Các đồ trống, chiêng được cất vào trong miếu, cờ được cắm trước cửa và hai bên miếu.

Sau khi cung tiến lễ vật, bốn ông tướng vào miếu lạy 4 lạy rồi ra. Phần rước kết thúc để tiếp tục phần hội với các tiết mục văn nghệ, các màn diễn sỹ nông công thương.

Theo Ngọc Thắng (Trí Thức Trẻ)