Video

Kinh hoàng công việc bóc vỏ tôm trong những nhà xưởng bẩn thỉu tại Thái Lan

Hàng ngàn người lao động, trẻ em Myanmar nghèo đói nhập cư sang Thái Lan để làm nghề lột vỏ tôm kiếm sống qua ngày.

Hàng ngàn người lao động, trẻ em Myanmar nghèo đói nhập cư sang Thái Lan để làm nghề lột vỏ tôm kiếm sống qua ngày.

Một em bé phải đứng lên ghế mới có thể lột tôm cùng mọi người. Có những người đã mắc kẹt trong nhà máy nhiều tháng, thậm chí, nhiều năm.

“Chúng tôi không được nghỉ ngơi”, Eae Hpaw, 16 tuổi, cho biết. Cánh tay cô gái đầy những vết sẹo liên quan đến nhiễm trùng tôm và dị ứng. “Chúng tôi bắt đầu làm việc từ 3 giờ sáng đến 7 giờ tối, liên tục, không ngừng nghỉ. Cả ngày chỉ làm việc, lúc nghỉ thì về đi tắm rồi ngủ lấy sức”.
 

Hàng nghìn người Myanmar nhập cư trái phép tại Thái Lan phải làm công nhân cực khổ trong nhà máy tôm.

 
Khoảng 2000 người nhập cư đã được giải thoát khỏi những nhà máy sơ chế tôm tại Thái Lan trong năm 2015. Đó chỉ là con số nhỏ những người nhập cư bất hợp pháp, những người bị bán làm công nhân từ các nước khác sang Thái Lan. Họ là nhân tố để Thái Lan trở thành một trong những nhà cung cấp tôm lớn nhất thế giới.

“Tôi bị sốc khi làm việc tại đây một thời gian. Không có cách nào để ra ngoài”, anh Tin Nyo Win, 22 tuổi, cựu công nhân nhà máy Gig kể lại. Trước đây, đã có lúc anh và vợ phải bóc gần 80 kg tôm trong một ngày và nhận lương 4 đô la. Chủ cơ sở sản xuất gần như không bị xử phạt trong khi nếu bị bắt, công nhân nhập cư có thể đi tù.

Nguồn tôm sau khi được sơ chế sẽ xuất khẩu sang các nước châu Âu và nước Mỹ. Mặc dù các doanh nghiệp tại Mỹ đều rất bất bình khi biết thông tin nguồn hàng tôm của họ được sơ chế bởi những người lao động bị bóc lột. Tuy nhiên, việc xử lý cũng không triệt để. Tại Mỹ, chỉ có ba công ty dám tự tin khẳng định nguồn hàng của họ “sạch sẽ”.
 
 
Nhiều trẻ em Myanmar đang xếp hàng để cơ quan chức năng Thái Lan nhận diện trong một đợt xử lý nhà máy tôm tại Samut Sakhon, Thái Lan. Hầu hết các em nhỏ đều nhập cư bất hợp pháp.
 
60% người Myanmar làm việc trong các xưởng tôm tại Samu Sakhon đều bị bắt buộc, cưỡng ép và bóc lột.
 
Những người nhập cư có thể bị giam khi bị cảnh sát bắt. Trong khi đó, chủ cơ sở sản xuất lại không bị xử lý.
 
Một người nhập cư trái phép bị cảnh sát khống chế khi định chạy trốn khỏi đợt truy quét.
 
Những rổ tôm đang bóc dở khi cảnh sát truy quét. Người bóc phải bóc hết đầu, đuôi, vỏ của những con tôm lạnh như đá.
 
Công nhân phải làm việc liên tục từ 3 giờ sáng đến 7 giờ tối mỗi ngày.
 
Gia đình cô Khine Zin Soe bị bắt khi đang bóc tôm trong nhà máy. Cô bị sảy thai và chảy máu liên tục trong 4 ngày, suýt mất mạng. Bên cạnh là chồng cô và con trai hai tuổi.
 
Đã có những công nhân bóc 80 kg tôm chỉ trong một ngày, trong khi lương chỉ khoảng 4 đô la.
 
Tôm sau khi bóc sẽ được xuất khẩu sang các nước châu Âu và châu Mỹ.
 
Mặc dù biết nguồn hàng tôm tại Thái Lan do bóc lột nhân công nhưng nhiều siêu thị lớn tại Mỹ cũng đành chấp nhận vì Thái Lan là nhà cung cấp tôm hàng đầu thế giới.
 
Theo Vân Anh (aFamily.vn/Trí Thức Trẻ)