Video

Khói mù bao phủ Hà Nội

Tối 27/10, nhiều tuyến đường cửa ngõ thủ đô và nội thành ngập một màu trắng đục do khói mù bao phủ.

Khói mù bao phủ Hà Nội
Hiện tượng khói mù bắt đầu xảy ra từ khoảng 22h kéo dài đến 3h sáng ngày 28/10 rồi tan dần. Người dân ở một số quận như Cầu Giấy, Hà Đông, Đống Đa, Thanh Xuân, đặc biệt là các khu vực vào cửa ngõ thủ đô cảm nhận rõ điều này.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 1
Đường Võ Nguyên Giáp, cửa ngõ nối trung tâm Hà Nội với sân bay Nội Bài ngập trong một màu trắng đục. Hình ảnh chụp lúc 23h, ngày 27/10.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 2
Đi đường nhiều người có thể cảm nhận thấy mùi khói và cay mắt.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 3
Khói tập trung nhiều ở trên cao, vào ban đêm chỉ có thể nhìn thấy qua ánh đèn cao áp.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 4
Khói tập trung nhiều ở trên cao, vào ban đêm chỉ có thể nhìn thấy qua ánh đèn cao áp.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 5
Một vùng dân cư quanh khu vực này bị bao phủ hoàn toàn bởi khói trắng.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 6
Đường Ngô Gia Tự, quốc lộ 5 cũ cũng chung tình trạng. Quan sát trên cao, có thể thấy khói mù làm giảm tầm quan sát đi rất nhiều.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 7
Đường Nguyễn Văn Cừ nối thẳng lên cầu Chương Dương.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 8
Đường Võ Chí Công, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Nghi Tàm... cũng xuất hiện tình trạng này.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 9
Cầu Nhật Tân khói trắng bao phủ.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 10
Cầu Đông Trù (nối trục đường Long Biên - Nội Bài - Nam Thăng Long), hình ảnh chụp lúc 1h sáng 28/10.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 11
Cửa ngõ phía Tây Hà Nội, đại lộ Thăng Long có lượng khói mù dày hơn.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 12
Khu vực nội đô Hà Nội, đường Láng Hạ, Nguyễn Lương Bằng lúc 2h sáng 28/10.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 13
Khu vực đường Trần Duy Hưng tầm nhìn bị hạn chế.
Khói mù bao phủ Hà Nội - 14
Các công trường xây dựng trên đường Võ Chí Công.

Vài năm gần đây, vào mỗi dịp mùa gặt của bà con nông dân thì hiện tượng khói mù quang hóa bao trùm thành phố lại xảy ra. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân này có nguồn gốc từ phát xả ô nhiễm dưới mặt đất, trong đó có khói rơm rạ khí giao thông, lò gạch, khí thải công nghiệp... 

Khi không khí dưới mặt đất nóng, nhưng lớp không khí trên cao còn nóng hơn dẫn đến tình trạng không đối lưu được. Bởi vậy, chất độc hại từ tầng không khí bên dưới không thoát lên, tích tụ lại và tạo thành màn khói mù.

Ở Hà Nội, việc nhà cao tầng quá nhiều, không khí khó lưu thông khiến hiện tượng này xảy ra ở mức độ nặng hơn.

Theo Lê Hiếu (Tri Thức Trực Tuyến)