Video

Đổ xô vay vốn, xin lộc rơi vãi đền Bà Chúa kho

Hàng nghìn người đổ về ngôi đền thiêng ở Bắc Ninh để vay tiền hoặc “xin lộc rơi, lộc vãi” trong sáng ngày rằm tháng Giêng (22/2).

Hàng nghìn người đổ về ngôi đền thiêng ở Bắc Ninh để vay tiền hoặc “xin lộc rơi, lộc vãi” trong sáng ngày rằm tháng Giêng (22/2).
Sáng 22/2 (rằm tháng Giêng âm lịch), hàng nghìn người đến với đền Bà Chúa Kho (khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Bắc Ninh). Nơi đây từ xưa vốn nổi tiếng là ngôi đền được nhiều người trong giới kinh doanh buôn bán tìm đến “vay vốn”. Người dân cho biết, chiều hôm trước, lượng du khách đổ về đây còn đông gấp nhiều lần.
 
Bên trong ngôi đền chật cứng người làm lễ. Giá của một mâm dâng lên thắp hương đơn giản nhất cũng 150.000 đồng. Riêng mâm lễ cầu kỳ với xôi gấc, gà luộc có giá lên tới gần một triệu đồng.
 
Do quá tải, nhiều người phải thuê cò vào cung chúa. Một du khách giấu tên cho biết, giá của việc sắp lễ, đặt lễ vào vị trí đẹp và đi hoá vàng lên tới 150.000 đồng.
 
Trước cửa điện Bà Chúa Kho luôn có hàng chục người khấn vái.
 
Bên trong điện Bà Chúa Kho, tiền lẻ được thả vương vãi khắp nền nhà.
 
Các bức tượng được đặt trong tủ kính ở trên cao. Nhiều người cố nhét tiền vào dâng cao lên gần đến mặt tượng.
 
Có cả mâm lễ dùng tiền thật mệnh giá lớn thắp hương.
 
Lò hoá vàng luôn cháy rừng rực từ sáng tới tối.
 
Dù đã có biển cấm đặt ngay bên cạnh nhưng gạo, muối vẫn bị nhiều người ném đầy gốc cây.
 
Và hương được cắm ở bất cứ chỗ nào có thể, kể cả bên trong một con cóc bằng đá.
 
Dù ban tổ chức liên tục phát loa và cắm biển kêu gọi du khách không nhờ người khấn thuê nhưng lực lượng này vẫn xuất hiện khá nhiều trong các vị trí đắc địa ở điện thờ chính. Họ luôn cầm theo một quyển sổ ghi lời khấn, họ tên khách hàng và hai đồng tiền để gieo âm dương. Giá khấn thuê dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.
 

Ở cổng đền, hai người mặc trang phục nhà sư đứng khất thực. Trước đó, Hòa thượng Thích Đức Thiện - Phó tổng thư ký Hội đồng trị sự, Chánh Văn phòng 1 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng khẳng định, những vị sư đi khất thực, ăn xin chốn công cộng không phải là sư chân chính.

 
Theo Việt Hùng (Zing.vn)