Video

Đàn trâu kéo xe chở lúa tự chế nườm nượp bơi qua sông

Vào mùa gặt người dân xã Đức Liên, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) lại "cưỡi" trên chiếc xe trâu lội nước tự chế để đưa nông sản vượt sông Ngàn Sâu về nhà.

Vào mùa gặt người dân xã Đức Liên, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) lại "cưỡi" trên chiếc xe trâu lội nước tự chế để đưa nông sản vượt sông Ngàn Sâu về nhà.

Dan trau keo xe cho lua tu che nuom nuop boi qua song hinh anh 1

Những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6, người dân thuộc thôn Tân Lệ và Bình Quang tất bật cho việc vượt sông vận chuyển lúa từ bên kia con sông Ngàn Sâu về nhà.

Dan trau keo xe cho lua tu che nuom nuop boi qua song hinh anh 2

Xã Đức Liên có 6 thôn sống dọc hai bên sông Ngàn Sâu, khúc sông này chia cắt hai thôn Liên Châu và Liên Hoa với trung tâm xã. Nhưng đất canh tác các thôn Tân Lễ, Bình Quang chủ yếu lại ở   bên kia sông nên cứ đến mùa vụ, lúa và rau màu phải chở bằng xe trâu “bơi” qua sông về nhà  .

Dan trau keo xe cho lua tu che nuom nuop boi qua song hinh anh 3

Ông Lê Nhất Hợp (49 tuổi) thôn Tân Lễ cho hay khi đưa lúa về nhà, để tránh bị ướt, người dân nơi đây phải dùng bạt bọc kín lúa rồi đưa lên xe trâu được chế thành xe lội nước, dùng trâu kéo qua sông.  "Vượt sông như thế nguy hiểm lắm, nhiều lúc cả người cả trâu bị dòng nước cuốn trôi, không có người cứu thì chết đuối. Nhưng không có cầu, không còn cách nào khác phải vượt sông", ông Hợp nói.

Dan trau keo xe cho lua tu che nuom nuop boi qua song hinh anh 4

Chiếc xe trâu bình thường nay được buộc thêm 4 chiếc thùng nhựa bọc kín bốn góc xe. Phía dưới đáy thùng người dân buộc thêm chiếc phao cứu sinh để xe nổi lên khi vận chuyển nông sản qua sông.

Dan trau keo xe cho lua tu che nuom nuop boi qua song hinh anh 5

Những xe lúa đầy ắp, bọc kín bạt được người điều khiển đi thẳng xuống giữa dòng Ngàn Sâu. Con đường mòn trở nên khó khăn khi qua lại.

Dan trau keo xe cho lua tu che nuom nuop boi qua song hinh anh 6

Khúc sông dài 200 m nhộn nhịp khi các xe lội nước nối đuôi nhau vượt sông.

Dan trau keo xe cho lua tu che nuom nuop boi qua song hinh anh 7

Nhìn những chiếc xe đang chao đảo giữa dòng, ông Trần Tám (71 tuổi), thôn Bình Quang cho hay khúc sông này khá sâu, chỗ cạn nhất cũng sâu 2-3 m, nhiều chỗ sâu đến gần 10 m, dòng nước chảy xiết, nhiều lúc xe trâu kéo nông sản bị cuốn xuống phía dưới dòng.   Nhiều người phụ nữ cũng liều mình "cưỡi" trên chiếc xe lội nước chênh vênh giữa dòng nước mà không hề có phao cứu sinh.

Dan trau keo xe cho lua tu che nuom nuop boi qua song hinh anh 8

Những lúc bị nước cuốn, họ phải dùng gậy chống xuống lòng sông, hỗ trợ trâu vượt sông.

Dan trau keo xe cho lua tu che nuom nuop boi qua song hinh anh 9

Chưa có cầu nên đò là phương tiện duy nhất để người dân nơi đây qua sông làm ruộng và vận chuyển lúa về nhà sau vụ gặt. Tuy nhiên, tại đây chỉ có một bến thuyền, chiếc đò khá nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của người dân, chỉ đủ chở người và xe máy.

Dan trau keo xe cho lua tu che nuom nuop boi qua song hinh anh 10

Để xe không bị chìm, trâu kéo được qua sông, nhiều người phải bơi để dắt trâu đi đúng hướng. Theo những người dân ở đây, trâu kéo qua sông đã phải tập nhiều lần trước khi cho kéo lúa.   Do lúa được bọc kín, có can nhựa nên cả chiếc xe nổi trên mặt nước, thuận lợi cho người ngồi trên điều khiển trâu.

Dan trau keo xe cho lua tu che nuom nuop boi qua song hinh anh 11

Mỗi buổi chiều trong vụ gặt, hàng chục chiếc xe trâu thay phiên nhau mang lúa vượt hơn 200 m sông.

Dan trau keo xe cho lua tu che nuom nuop boi qua song hinh anh 12

Những chiếc xe lội nước tự chế từ lâu thành phương tiện thiết yếu cho việc đưa nông sản về nhà của người dân xã Đức Liên. Họ mong muốn sớm có chiếc cầu bắc qua sông để bớt khó khăn và đỡ nguy hiểm hơn vào mỗi mùa vụ.

Ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Đức Liên, cho biết xã có diện tích 2.262 ha, chia làm 6 thôn, nằm dọc 2 bên bờ sông Ngàn Sâu. Toàn xã có 662 hộ dân, 2 thôn Liên Châu và Liên Hòa nằm bên kia sông đã chiếm gần một nửa dân số. Còn diện tích đất canh tác của xã và người dân 2 thôn Tân Lệ và Bình Quang lại chủ yếu nằm bên kia sông. Mỗi lần đến mùa vụ dân lại phải dùng xe trâu kéo lúa qua sông. Nhiều vụ tai nạn đã xảy ra trên khúc sông nên ai cũng mong có cây cầu để đỡ khó khăn.

“Xã cũng nhiều lần xin đề đạt lên trên xin xây cầu cho dân nhưng vẫn chưa được, nên xã chỉ có thể hỗ trợ mua thuyền ở bến đò này cho người dân đi lại. Tuy nhiên, đến vụ mùa người dân muốn đưa lúa về thì lại phải vượt sông”, ông Hùng nói.

Theo Phạm Trường (Tri Thức Trực Tuyến)